Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 53)

Tranh chấp xét trong góc độ thuật ngữ pháp lý, tranh chấp là sự xung đột hay mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp đó.

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm hợp đồng là hành vi đơn phƣơng của một bên đã xử sự trái với cam kết trong hợp đồng). Nhƣ vậy, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ là những tranh chấp:

- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong hợp đồng).

- Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền với lợi ích của các bên trong tranh chấp.

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là biểu hiện sự mâu thuẫn hay không thống nhất về quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng của bên cho vay là các tổ chức tín dụng và khách hàng vay trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

Một hợp đồng tín dụng chỉ đƣợc coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về phƣơng diện quyền lợi giữa các bên đã đƣợc thể hiện ra bên ngoài (mặt khách quan) thông qua những bằng chứng cụ thể và xác định đƣợc ví dụ: Vi phạm nghĩa vụ trả nợ lãi, nghĩa vụ trả nợ gốc khi đến kỳ hạn trả nợ. Vì thế, không phải cứ khi nào vi phạm hợp đồng thì khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trƣớc và tranh chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời

46

gian nhất định. Thậm chí, có sự vi phạm hợp đồng tín dụng nhƣng không thể có sự tranh chấp bởi các bên không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ.

Vấn đề đặt ra là ta làm thế nào để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp đó, từ đó mới đƣa ra những biện pháp khắc phục, dần dần hạn chế những tranh chấp xảy ra đó mới là điều quan trọng và cần thiết nhất. Trong thực tiễn các tranh chấp phát sinh thƣờng là những tranh chấp sau.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 53)