Tranh chấp về hình thức hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 70)

- GNN số 03 ngày vay 09/10/2012 số tiền là 2.300.000.000 đồng, ngày đáo

2.2.2.Tranh chấp về hình thức hợp đồng

Về hình thức hợp đồng thế chấp tài sản tại Điều 343 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Việc thế chấp tài sản phải đƣợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính”.[18,điều 343]

Nhƣ vậy, hình thức văn bản là hình thức bắt buộc của thế chấp tài sản. Việc thế chấp tài sản bằng lời nói, hành vi không thể hiện bằng văn bản không đƣợc pháp luật công nhận.

63

Những thoả thuận về thế chấp tài sản có thể đƣợc ghi thành một điều khoản trong hợp đồng chính hoặc có thể đƣợc lập thành một văn bản riêng, nội dung của văn bản đó phải gắn liền với hợp đồng chính, chủ thể của hợp đồng thế chấp cũng là chủ thể trong hợp đồng chính. Điều 343 BLDS 2005 quy định “trong trƣờng hợp pháp luật có qui định thì văn bản thế chấp phải đƣợc công chứng, chứng thực hoặc đăng ký”. [18, điều 343]

Việc thế chấp tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản và nếu pháp luật có qui định công chứng, chứng thực hợp đồng thì phải công chứng, chứng thực. Đây đƣợc coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nếu các bên không tuân thủ thì hợp đồng thế chấp sẽ vô hiệu.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm qui định về các trƣờng hợp phải đăng ký thế chấp thì: Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; và Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trƣờng hợp pháp luật có quy định. Tại Điều 12 quy định về Đăng ký giao dịch bảo đảm thì các trƣờng hợp phải đăng ký bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; đ) Các trƣờng hợp khác, nếu pháp luật có quy định. [13, điều 12]

Pháp luật quy định rất rõ nhƣ vậy nhƣng trên thực tế khi giao kết hợp đồng thế chấp tài sản các bên không thực hiện đúng quy định của pháp luật dẫn đến nhiều tranh chấp nảy sinh. Mà đa phần các tranh chấp về hình thức hợp đồng thế chấp hiện nay thì thiệt hại đều là các tổ chức tín dụng. Có thể đây là hậu quả của thời kỳ tăng trƣởng nóng của các tổ chức tín dụng dẫn đến cho vay tràn lan bỏ qua quy trình thẩm định của các tổ chức tín dụng. Các ví dụ sau sẽ phân tích rõ hơn điều này.

64

Trong ví dụ giữa Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bình Xuyên đã cho Công ty TNHH xây dựng và thƣơng mại Huy Quang do ông Nguyễn Văn Giang làm giám đốc đại diện vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số: 11.035.0007/HĐTD số tiền là 20.000.000.000 đồng tài sản thế chấp là:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 70)