- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các
2.3.1. Nguyên nhân từ phía bên cho vay:
Thông thƣờng phía ngân hàng vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho khách hàng nhƣ trong hợp đồng. Các tổ chức tín dụng không tuân thủ chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Đôi khi ngân hàng cho vay mà không tiến hành quy trình thẩm định theo nguyên tắc 6c, điều mà các định chế tài chính quốc tế luôn cảnh báo là: Tính cách ngƣời vay (character), năng lực trả nợ (capacity), dòng tiền mặt (cash follow), tài sản thế chấp (collaral), các điều kiện môi trƣờng (conditions), sự kiểm soát (control), mà ngân hàng lại dựa vào nhận định của các nhân viên của mình. Trên thực tế, khi tiến hành thẩm định bên cho vay không thể kiểm tra đƣợc bên vay có thông qua một tổ chức tín dụng đen nào hay không.
Ở Việt Nam, ngân hàng chƣa có chính sách hợp lý và quy trình cho vay hiệu quả, cơ chế phân tích và quản lý rủi ro còn hạn chế. Việc đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay còn hạn chế, chƣa phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay. Tổ chức tín dụng đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vay còn dựa vào tài liệu do bên vay xuất trình mà chƣa có sự kiểm tra thực tiễn. Trình độ thẩm định của nhân viên ngân hàng chƣa cao, nên có những sai xót và thiếu chặt chẽ - kết quả thẩm định chƣa đạt yêu cầu, đấy là chƣa tính đến yếu tố tiêu cực khi thẩm định hồ sơ cho vay của cán bộ tín dụng.
76
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế - trong thực tế bên ngân hàng không nắm rõ ràng các thông tin chính xác về khách hàng, không biết chính xác là khách hàng vay vốn và có sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng hay không.
Ví dụ1: Trần Minh Hoa – chủ tịch Hội đồng thành viên công ty CAVICO –
công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất nội thất địa chỉ tại thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Ngày 18/4/2007, Hoa ký hợp đồng với CAVICO cam kết góp 8 tỷ đồng vào công ty CAVICO nhƣng sau đó không có tiền nên Hoa xin góp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trị giá 14 tỷ đồng vào công ty. Sau đó, lợi dụng danh nghĩa công ty Trần Minh Hoa đã vay gần 20 tỷ đồng của các chi nhánh ngân hàng khác để bổ sung vốn kinh doanh và mua nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất nhƣng số tiền vay đƣợc hoàn toàn bị sử dụng sai mục đích, dẫn đến công ty mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Qua ví dụ trên, có thể thấy thông tin tín dụng có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển của chính các tổ chức tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, các tổ chức cho vay phải thƣờng xuyên thực hiện quyền kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Ta có thể giả sử rằng trong ngành ngân hàng hoạt động tín dụng nhƣ một nhà máy với sản phẩm đầu ra là các khoản tín dụng. Trong đó, quản trị rủi ro là một phân xƣởng quan trọng trong dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm. Thông tin tín dụng là một phần nguyên liệu đầu vào cho phân xƣởng đó. Nguyên liệu đó bao gồm thông tin lịch sử, hiện tại và xu hƣớng phát triển của khách hàng (gồm cả về tài chính và phi tài chính) và đặc biệt là các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay. Trong quá trình tiến hành hoạt động cho vay, các bên cho vay nên đặc biệt lƣu tâm tới các điều kiện của bên vay để có những quyết định đúng đắn, tránh những tranh chấp về sau.
Một số nhân viên ngân hàng còn thiếu phẩm chất đạo đức cũng nhƣ thiếu năng lực nên trong việc cho vay có đảm bảo nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản thế chấp mà bên vay vẫn đƣợc giữ cả giấy tờ gốc chứng minh tài sản thế chấp của mình. Điều này dẫn đến có thể bên vay lại đem bán tài sản đã thế chấp ở ngân hàng cho
77
ngƣời thứ ba. Lúc này ngân hàng và ngƣời thứ ba có sự tranh chấp về quyền tài sản – tài sản đã đƣợc thế chấp bằng danh nghĩa ở ngân hàng.
Thông qua phân tích trên ta nhận thấy, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm túc quy trình, điều kịên cho vay, các quy định của pháp luật liên quan, cần nâng cao hơn nữa đội ngũ nhân viên ngân hàng, xây dựng và nâng cao hệ thống thông tin tín dụng, có biện pháp để kiểm tra, giám sát hữu hiệu các hoạt động của bên vay theo những cam kết trong hợp đồng.