Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 112)

- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các

3.2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng

tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng

Ở nƣớc ta hiện nay, việc xây dựng trình tự, thủ tục tố tụng đơn giản, nhanh chóng đối với việc giải quyết tranh chấp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đang là đòi hỏi bức thiết. Đây là một yêu cầu lớn đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự hiện hành. Yêu cầu này xuất phát từ đặc trƣng của quan hệ tín dụng ngân hàng, quan hệ bảo đảm tiền vay. Trên thực tế, các giao dịch bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đƣợc pháp luật quy định cụ thể điều kiện ký kết, nội dung ký kết, điều kiện đối với tài sản bảo đảm, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Đồng thời, việc cho vay, bảo đảm tiền vay đƣợc các TCTD quy định

105

chi tiết tại các quy chế ban hành nội bộ và đƣợc các bên cam kết cụ thể tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Các hợp đồng này khi giao kết thì đều qua công chứng, chứng thực và đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm bởi các cơ quan có thẩm quyền. Với cơ sở pháp lý nhƣ trên, việc xử lý các tranh chấp liên quan đến bảo đảm tiền vay thƣờng là các phán quyết về việc yêu cầu hoàn trả khoản tín dụng, giao tài sản cho bên nhận thế chấp, cầm cố để xử lý trên cơ sở các cam kết tại hợp đồng thế chấp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo đảm tiền vay thƣờng là các vụ án với những tình tiết có thể rút gọn mà không cần thiết phải theo trình tự tố tụng thông thƣờng. Trong khi đó, các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự kinh tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng, các vụ kiện đòi giao tài sản bảo đảm. Trong quá trình giải quyết vụ án mà đƣơng sự cố tình vắng mặt thì việc giải quyết vụ án lại càng mất nhiều thời gian.

Nên cần áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm đối với những tranh chấp hợp đồng tín dụng mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trƣớc nguyên đơn, nguyên đơn xuất trình đƣợc chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu nhƣ bị đơn cùng tất cả những ngƣời liên quan khác trong vụ tranh chấp không có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì Toà án có thể khẳng định đƣợc tính chính xác thực và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Toà án không phải mất nhiều thời gian để điều tra , xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản do nợ xấu tăng cao. Thực tiễn cho thấy, bên nhận bảo đảm không chỉ quan tâm đến kết quả xử lý tài sản bảo đảm mà còn quan tâm đến thời điểm thu hồi đƣợc vốn vay khi xử lý tài sản bảo đảm.

Bổ sung thủ tục yêu cầu thanh toán nợ vào những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, trên cơ sở đơn của ngƣời có quyền yêu cầu và các hồ sơ hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. Tòa án sẽ ra quyết định buộc bên có nghĩa vụ phải

106

thanh toán nghĩa vụ và quyết định việc xử lý tài sản theo hợp đồng của các bên có nghĩa vụ không thanh toán đƣợc nghĩa vụ.

Cần phải có sự thống nhất giữa các quy định của luật hình sự và luật dân sự trong trƣờng hợp tài sản bảo đảm tiền vay trở thành vật chứng của vụ án. Nếu bên nhận thế chấp không có lỗi trong việc để tài sản thế chấp trở thành vật chứng vụ án thì bên nhận thế chấp vẫn đƣợc quyền xử lý để thu hồi vốn và lãi vay. Số tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, đƣợc dùng để thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp, phần còn lại thì sung quỹ Nhà nƣớc. Quy định này nhằm tôn trọng quyền lợi của bên thứ ba ngay tình, giao dịch bảo đảm cần phải đƣợc tôn trọng và bảo vệ, tài sản bảo đảm không bị tịch thu sung công quỹ nếu không có lỗi của bên nhận thế chấp.

Với các thủ tục trên đây, cùng với việc loại bỏ sự can thiệp quá sâu của cơ quan hành chính nhà nƣớc vào quá trình giải quyết tranh chấp, thu hồi tài sản bảo đảm thì sẽ khắc phục đƣợc những bất cập hiện nay về thời hạn và thủ tục kéo dài, đảm bảo quyền thu hồi nợ và xử lý nhanh tài sản bảo đảm tiền vay của các TCTD trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong đó có biện pháp thế chấp tài sản.

KẾT LUÂN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp nói riêng cho thấy chất lƣợng xét xử tranh chấp trong lĩnh vực này của ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế. Việc chứng minh, cung cấp chứng cứ của các bên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết vụ án. Công tác giải thích, hƣớng dẫn pháp luật của TANDTC chƣa kịp thời, chƣa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn nên vẫn còn một số vụ án bị hủy, bị sửa.

Các sai sót thƣờng gặp là: Xác định sai tƣ cách tham gia tố tụng, bỏ sót ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; xác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ, đánh giá chứng cứ không chính xác.

Chúng tôi cũng nêu ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan làm cơ sở cho việc đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

107

KẾT LUẬN

Giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản của Toà án nhân dân cũng là một hình thức thực hiện pháp luật đồng thời mang tính đặc thù của pháp luật ngân hàng và pháp luật đất đai.

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản của Toà án nhân dân trong thời gian qua đã góp phần ổn định xã hội, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nƣớc. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội và lớn mạnh của đất nƣớc, ngành Toà án nhân dân cũng không ngừng vƣơn lên, vƣợt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng văn minh. Song cũng phải thừa nhận rằng ngành Toà án vẫn còn chƣa ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho; còn nhiều lúng túng, chƣa chuyển kịp với những biến đổi nhanh chóng của xã hội. Trong quá trình áp dụng pháp luật còn nhiều bản án, quyết định có sai lầm nhƣ nội dung phán quyết không phù hợp với tình tiết của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm ảnh hƣởng đến niềm tin của nhân dân. Thực trạng trên do rất nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chủ yếu đó là tình trạng thiếu Thẩm phán, trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn nhiều bất cập trong khi đó pháp luật về đất đai chƣa hoàn chỉnh, việc hƣớng dẫn thi hành pháp luật chƣa kịp thời, đầy đủ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải cách sâu rộng mọi cấp Toà án, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm thừa nhận những yếu kém, phát hiện và đề ra biện pháp giải quyết kịp thời, làm cho toàn ngành có sự chuyển biến tích cực thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu và đòi hỏi của công cuộc cải cách tƣ pháp mà Toà án giữ vai trò trung tâm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta đang phát triển mạnh theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cùng sự hội nhập với quốc tế về mọi mặt, các quan hệ về dân sự và đặc biệt các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng ngày càng diễn ra nhiều hơn, phức tạp hơn dẫn đến những tranh chấp yêu cầu Toà án giải quyết ngày một gia tăng. Do vậy, đòi hỏi chất lƣợng áp dụng pháp luật trong giải

108

quyết các vụ án của Toà án cần phải có tầm cao hơn, triệt để hơn. Với nhận thức sâu sắc rằng tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ ảnh hƣởng không tốt đến sự ổn định chính trị- xã hội nhất là tình hình nợ sấu của các tổ chức tín dụng tăng cao nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân nảy sinh tranh chấp để trên cơ sở đó tìm ra cac giải pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế các nguyên nhân này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ tính ổn định của các quan hệ tín dụng và duy trì sự trật tự, bền vững tăng trƣởng kinh tế.

Trên cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của hạn chế, từ đó mạnh dạn đƣa ra các quan điểm cũng nhƣ các giải pháp. Nếu đƣợc thực hiện đồng bộ và một cách nghiêm túc sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc và áp dụng cho các Toà án khác có thực trạng tƣơng tự, góp phần không nhỏ làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đề tài thực hiện xuất phát từ công tác thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ yêu cầu và nhiệm vụ của chiến lƣợc cải cách tƣ pháp của nƣớc ta. Những giải pháp mà chúng tôi đƣa ra có thể chƣa toàn diện nhƣng có ý nghĩa về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, những vấn đề nêu trong đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế tác chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, phê bình để công trình đƣợc hoàn thiện hơn.

109

Danh mục tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt:

1. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Lƣơng Thị Hợp (2010), “Một số vấn đề trong Bộ Luật TTDS cần được

sửa đổi, hướng dẫn”, Tạp chí TAND (21) tháng 11/2010, tr 10 – 11. Hà Nội

4. Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Anh Sơn (2002), Pháp luật điều chỉnh các

biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Đề tài khoa học cấp khoa, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. tr 19.53

5. Trần Văn Tuân (2010), “Một số ý kiến đề nghị hướng dẫn, sửa đổi một

số điều của Bộ luật TTDS”, Tạp chí TAND tháng 4/2010, tr 9

6. Th.s Phan Công Luận (2006), “Uy tín của người Thẩm phán”, Tạp chí Luật học (1), tr 45.

7. Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2005), Nghị quyết 48-NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Viêt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội, tr 98

8. Bộ tƣ pháp – Bộ tài nguyên Môi trƣờng – Ngân hàng nhà nƣớc (2006),

TTLT số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6/6/2014 về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội.

9. Bộ tƣ pháp – Bộ tài nguyên Môi trƣờng (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT – BTP – BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

10. Bộ tƣ pháp – Bộ tài nguyên Môi trƣờng (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT – BTP – BTNMT ngày 13/6/2006 sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch số 05/2005/ TTLT – BTP – BTNMT, Hà Nội.

11. Bộ tƣ pháp – Bộ tài nguyên Môi trƣờng – Bộ Xây dựng- Ngân hàng Nhà nƣớc (2007), Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT – BTP – BXD – BTNMT

– NHNN ngày 21/5/2007 hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở, Hà Nội.

110

12. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về thi

hành luật đất đai năm 2003, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/ NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

14. Chính phủ (2012), Nghị định 11/ 2012/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

15. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

16. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một

số quy định của Nghị định số178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự năm 1995, Hà Nội. 18. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự năm 2005, Hà Nội.

19. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung, Hà Nội. 20. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Hà Nội.

21. Quốc hội (2003), Luật đất đai năm 2003, Hà Nội. 22. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, Hà Nội.

23. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.

24. Quốc hội (2002), "Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ", Công báo, (7) và (8), Hà Nội.

25. Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

26. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. tr 317

27. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. tr 91

111

28. Trƣờng Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (1984), Một số vấn đề về tài chính -

tín dụng, giá cả, Hà Nội. Trang 113

29. Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (2011) bản án số

04/2014/KDTM – ST ngày 21/08/2014, Vĩnh Phúc.

30. Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (2012) bản án số

08/2014/KDTM – ST ngày 21/10/2012, Vĩnh Phúc.

31. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012) bản án số 04/2014/KDTM – PT

ngày 25/12/2012, Vĩnh Phúc.

32. Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (2012) bản án số

10/2014/KDTM – ST ngày 25/11/2012, Vĩnh Phúc.

33. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2013) bản án số 02/2014/KDTM – PT

ngày 17/01/2013, Vĩnh Phúc.

34. Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (2013) bản án số

10/2013/KDTM – ST ngày 25/07/2013, Vĩnh Phúc.

35. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2013) bản án số 09/2013/KDTM – PT

ngày 17/9/2013, Vĩnh Phúc.

36. Tòa án nhân dân thị huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc (2013) bản án số

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)