Về phƣơng thức bán tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 46)

Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006. Với các quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo phƣơng thức bán tài sản, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Mét là, việc trao cho Tổ chức tín dụng đƣợc bán tài sản trong trƣờng hợp

không xử lý đƣợc tài sản theo thỏa thuận là quy định "vƣợt quyền" với quy định tại Bộ luật dân sự. Bởi vì, Bộ luật dân sự chỉ trao quyền cho bên nhận bảo đảm đƣợc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bán đấu giá, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Hai là, pháp luật hiện hành không quy định về quy trình, thủ tục để các chủ

thể thực hiện phƣơng thức bán tài sản, trừ việc ủy quyền bán đấu giá tài sản cho Trung tâm hoặc doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá. Thực tế cho thấy việc ban hành quy trình, thủ tục bán tài sản công khai, khách quan sẽ quyết định tới giá trị xử lý tài sản bảo đảm và ảnh hƣởng tới việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại Tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong trƣờng hợp không có sự thỏa thuận hoặc không có sự tham gia của bên bảo đảm vào quá trình xử lý tài sản.

Ba là, việc quy định trao quyền bán tài sản cho Tổ chức tín dụng mới đƣợc ghi nhận tại các văn bản về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà chƣa đƣợc điều chỉnh tại các văn bản liên quan đến việc xử lý tài sản nhƣ quy định về hồ sơ, thủ tục và

39

việc xác định năng lực hành vi của ngƣời chuyển nhƣợng tài sản trong thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, công chứng. Chính sự không đồng bộ này đã tạo ra những vƣớng mắc cho Tổ chức trong trong việc hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản nếu nhƣ bên có tài sản bị xử lý không tự nguyện bàn giao và hoàn tất hồ sơ chuyển giao tài sản.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 46)