Tranh chấp về việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 82)

- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các

2.2.3.5. Tranh chấp về việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Việc xử lý tài sản là khâu cuối cùng khi các bên vay, bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết. Mặc dù trong hợp đồng thế chấp luôn đi kèm điều khoản xử lý tài sản khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ, bên thế chấp không thực hiện việc trả nợ thay, quy định tại Điều 721, BLDS năm 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về việc xử lý tài sản khi bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên việc xử lý tài sản đơn phƣơng từ phía ngân hàng thƣơng mại là khó khả thi. Nghị định 163/2006/NĐ-CP cho phép ngân hàng thƣơng mại có thể đơn phƣơng xử lý tài sản, nhƣng theo Bộ luật dân sự quy định rõ hợp đồng mua bán phải là chủ tài sản hay đại diện luật pháp đƣợc ủy quyền. Do đó, tài sản đã đƣợc công chứng thế chấp nhƣng bên công chứng vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu nhƣ chủ tài sản không đồng ý, không ủy quyền rõ ràng và thậm chí còn phản đối việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng.

Giải pháp cuối cùng trong những trƣờng hơp này để có quyền hợp pháp bán bất động sản là ngân hàng phải khởi kiện ra Tòa án. Nhƣng thực tế, việc giải quyết một số vụ án phải trải qua vài ba năm, qua rất nhiều cấp xét xử nhƣ sơ thẩm, phúc thẩm, có khi lại giám đốc thẩm để xử lại từ sơ thẩm… ngân hàng mới nhận đƣợc một bản án, quyết định có hiệu lực làm căn cứ yêu cầu thi hành án xử lý tài sản bảo đảm. Mà không có gì bảo đảm chắc chắn ngân hàng thắng kiện để có thể xử lý tài sản. Thắng kiện rồi đến khi thi hành án tại cơ quan Thi hành án dân sự để xử lý tài sản bảo đảm cũng phức tạp không kém. Tóm lại để cuối cùng xử lý đƣợc một bất động sản thì ngân hàng cũng đã tốn nhiều chi phí.

Việc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng thƣơng mại còn gặp phải sự nhận thức không nhất quán của cơ quan Tòa án trong xử lý tranh chấp. Ví dụ nhƣ Tòa án Thành phố Vĩnh Yên trả lại đơn khởi kiện vụ án trả tiền vay theo hợp đồng tín dụng với biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất. Lý do của việc trả lại đơn là các bên đã thỏa thuận với nhau về việc ngân hàng thƣơng mại có quyền xử lý tài sản khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Thực tế trƣờng

75

hợp này khách hàng không hợp tác với ngân hàng, không bàn giao tài sản. Để đối phó với trƣờng hợp này, phía ngân hàng thƣơng mại phải làm biên bản bản giao tài sản, gửi bảo đảm bằng bƣu điện, gia hạn một thời gian sau phải bàn giao tài sản, nếu không bàn giao tài sản thì ngân hàng thƣơng mại sẽ khởi kiện. Việc gửi biên bản bàn giao tài sản chỉ là hình thức để hợp thức hóa thủ tục nộp đơn khởi kiện dù biết rằng khách hàng không bàn giao tài sản.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)