Tranh chấp trong việc thực hiện quyền đối với tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 75)

- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các

2.2.3.1. Tranh chấp trong việc thực hiện quyền đối với tài sản bảo đảm

Thực hiện quyền đối với tài sản bảo đảm là việc các ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không thực hiện

hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng Để có thể thấy rõ hơn tranh chấp này, có thể lấy ví dụ nhƣ vụ án tranh chấp

68

giữa ngân hàng và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc và công ty TNHH Phƣơng Đông. Năm 2005, do nhu cầu đầu tƣ mở rộng sản xuất, Công ty TNHH Phƣơng Đông (CTPĐ) đã vay của Ngân hàng NN&PTNT Vĩnh Phúc 400.000.000 đồng. Tài sản thế chấp là ngôi nhà 3 tầng, có diện tích 100m2, là trụ sở làm việc của công ty, với cam kết nếu không trả đƣợc nợ, Ngân hàng có quyền thu hồi, phát mại tài sản thế chấp này. Cũng với tài sản thế chấp này thì , Công ty Phƣơng Đông đã thế chấp tiếp cho ngân hàng Đầu tƣ và phát triển chi nhánh Vĩnh Phúc để vay 1.000.000.000đồng. Đến hạn trả nợ, công ty Phƣơng Đông đã không trả đƣợc nợ cho phía ngân hàng, để thu hồi nợ, NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi kiện ra tòa yêu cầu công ty Phƣơng Đông thanh toàn nợ gốc và lãi. Trong khi Tòa đang thụ lý, giải quyết vụ việc do tìm đƣợc khách hàng mua tài sản thế chấp của Công ty Phƣơng Đông thu hồi nợ, NHNN & PTNT đã thỏa thuận với công ty Phƣơng Đông tiến hành phát mại bán tài sản thế chấp của Công ty Phƣơng Đông và hoàn tất việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng tài sản cho bên mua theo quy định pháp luật mà không thông báo cho Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc biêt theo quy định về xử lý tài sản đối với một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ. Nhận thấy việc xử lý tài sản của NHNN & PTNN là trái với các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, Đại diện của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc đã khởi kiện NHNN & PTNT ra Tòa án. Vậy, một vấn đề phát sinh ở đâu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc khi xử lý tài sản thế chấp đã không thông báo cho Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc biết theo nhƣ quy định tại khoản 1 Điều 61 nghị 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 đƣợc sửa đổi bổ sung tại nghị định số 11/2012/NĐ – CP ngày 22/02/2012 của chính phủ. Nhƣ vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Phúc không có quyền phát mại tài sản bảo đảm khi không thông báo cho Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc biết việc xử lý tài sản thế chấp.

2.2.3.2 Tranh chấp tài sản bảo đảm giữa ngân hàng với bên thứ ba. Một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay là tranh chấp giữa các ngân hàng và bên thứ ba dùng tài của mình để thế chấp bảo đảm cho bên vay vốn. Nguyên nhân của tranh chấp này chủ yếu bắt nguồn từ các vi phạm của bên đi vay

69

(bên đƣợc thế chấp) trong việc thực hiện nghĩa vụ với các ngân hàng. Tranh chấp nảy sinh khi bên đi vay vi phạm các nghĩa vụ với ngân hàng, đến lúc này, tài sản bảo đảm của bên thứ ba sẽ bị các ngân hàng đem ra xử lý nhằm thu hồi công nợ cho các ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trƣờng hợp ngƣời đƣợc thế chấp đã sử dụng vốn vay sai mục đích, vi phạm cam kết trong hợp đồng với bên thế chấp, dẫn đến việc mất khả năng trả nợ. Đến lúc này, nhận thấy các vi phạm nêu trên của bên đƣợc thế chấp đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của mình, để tránh việc bị xử lý tài sản bảo đảm, bên thứ ba sẽ tiến hành khởi kiện bên đƣợc bảo đảm yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối. Bởi lẽ, khi ký kết hợp đồng tín dụng bên vay cam kết một đằng nhƣng khi đã có vốn thì lại sử dụng vốn một nẻo.

Đến lúc này, tranh chấp ba bên “nổ ra” là điều khó tránh khỏi, các ngân hàng sẽ bằng mọi giá không để mất các tài sản bảo đảm, còn bên thứ ba cũng sẽ đƣa ra các căn cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên thực tế, đây là một trong những tranh chấp tƣơng đối phức tạp và thƣờng diễn ra trong thời gian dài. Và để thấy rõ hơn tranh chấp này có thể lấy ví dụ tranh chấp giữa Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á với Công ty TNHH Long Thịnh.

Ngày 29/4/2011 Chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc có ký hợp đồng tín dụng với Công Ty TNHH Long Thịnh vay 2.700.000.000đồng. Mục đích là bổ sung vốn để kinh doanh chăn nuôi rắn thƣơng phẩm. Tài sản thế chấp để đảm bảo hợp đồng tín dụng trên là quyền sử dụng 200m2 đất ở tại thị trấn Thổ Tang – Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc của hộ gia đình ông Trần Văn Cƣờng , ông Cƣờng là đối tác mua rắn thƣơng phẩm của Công ty TNHH Long Thịnh chính vì mục đích vay vốn của công ty Long Thịnh là nhằm chăn nuôi rắn thƣơng phẩm để bán cho ông Cƣờng nên ông Cƣờng mới đồng ý dùng tài sản của mình thế chấp cho Ngân hàng để đảm bảo khoản vay của công ty Long Thịnh.

Sau khi ngân hàng giải ngân cho Công ty Long Thịnh thì ông Vũ Đình Khoán là giám đốc công ty Long Thịnh không dùng số vốn đã vay của ngân hàng để đầu tƣ phát triển chăn nuôi mà lại đi đầu tƣ mua bán bất động sản đồng thời Công ty Long Thịnh cũng không chăn nuôi rắn nữa nên không có sản phẩm để bán cho ông

70

Cƣờng. Trƣớc thực trạng thị trƣờng bất động sản đóng băng đã dẫn tới công ty Long Thịnh mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản, khoản vay 2.700.000.000đồng của Chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc không có khả năng thanh toán . Trƣớc thực trạng đó ông Trần Văn Cƣờng đã khởi kiện ra Tòa án đề nghị tuyên bố hợp đồng thế chấp giữa ông với Chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc để đảm bảo cho khoản vay của Công ty TNHH Long Thịnh là vô hiệu, do ông bị lừa dối

2.2.3.3. Tranh chấp về tài sản hình thành trong tƣơng lai

Khoản 1, Điều 342 BLDS năm 2005 ghi nhận tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản đƣợc hình thành trong tƣơng lai. Khoản 2, Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ- CP Tài sản hình thành trong tƣơng lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ đƣợc xác lập hoặc giao dịch bảo đảm đƣợc giao kết. Tài sản hình thành trong tƣơng lai bao gồm cả tài sản đã đƣợc hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhƣng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai bản thân nó đã chứa đựng những điều không chắc chắn, bảo đảm và tiềm ẩn những rủi ro to lớn về tài chính đối với bên thế chấp và đặc biệt là bên nhận thế chấp.

Nếu nghĩa vụ thanh toán phát sinh ngay sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai, thì sẽ chẳng lấy đâu ra tài sản để xử lý, phát mại nhằm hoàn thành nghĩa vụ dân sự. Ví dụ, Ông A bảo đảm cho B vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại C bằng việc thế chấp ngôi nhà đang xây dựng nhƣng chƣa hoàn thành và chƣa đƣợc cấp giấy phép, một tháng sau, B bỏ đi khỏi địa phƣơng, không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng thƣơng mại C yêu cầu xử lý tài sản thì tài sản chƣa hoàn thành, chƣa đƣợc phép giao dịch, trong trƣơng hợp này ngân hàng thƣơng mại không thể thực hiện các biện pháp xử lý tài sản vì tài sản chƣa đủ điều kiện để thực hiện giao dịch. Giao dịch bảo đảm này chỉ thực sự có ý nghĩa sau khi tài sản đã hình thành xong, thậm chí còn phải có đầy đủ giấy tờ công nhận quyền sở hữu. Bên cạnh đó,khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai tại khoản 2 điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định rất rộng dẫn đến khó khăn trong việc kiểm

71

soát sự hình thành của tài sản bảo đảm, trong nhiều trƣờng hợp đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản vẫn chƣa hình thành.

Để khắc phục điều này, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai vừa theo hƣớng chỉ nguồn gốc và quá trình hình thành tài sản: “Tài sản hình thành trong tƣơng lai gồm:a) Tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang đƣợc tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tƣợng phải đăng ký quyền sở hữu, nhƣng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới đƣợc đăng ký theo quy định của pháp luật.Tài sản hình thành trong tƣơng lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”[14]

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)