- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các
3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Qua các hội nghị tổng kết công tác, tòa án các cấp đã tìm ra các nguyên nhân
dẫn đến chất lƣợng xét xử xác tranh chấp dân sự, trong đó có tranh chấp về hợp đồng tín dụng còn hạn chế, với quy định của Bộ luật TTDS 2004 cần phải đƣợc hiểu là:
Trách nhiệm của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ là cần thiết nhƣng Một số ít thẩm phán chƣa tích cực nghiên cứu, học hỏi những quy định mới của pháp luật và các Nghị quyết hƣớng dẫn áp dụng
98
pháp luật của TAND Tối cao và liên ngành pháp luật trung ƣơng để vận dụng trong công tác xét xử.
Tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công của một số ít thẩm phán chƣa cao, chƣa thận trọng khi thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao. Trình độ năng lực chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng xét xử của một số ít thẩm phán chƣa ngang tầm nhiệm vụ” [40, tr10] .
Theo đó, việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là cơ sở để ra bản án, quyết định nhƣng nhiều trƣờng hợp tòa án giải quyết vụ án khi chƣa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, dẫn đến giải quyết vụ án sai pháp luật.
Về Hội thẩm nhân dân: Đối với vụ án khi xét xử sơ thẩm phải có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, nhƣng phần đông trong số họ làm công tác kiêm nhiệm, kiến thức pháp lý còn hạn chế, đầu tƣ nghiên cứu hồ sơ chƣa sâu nên đã hạn chế đến chất lƣợng xét xử.
Đội ngũ Thƣ ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác. Một số do năng lực, trình độ pháp luật thấp, còn lại đa phần là mới ra trƣờng, chƣa có kinh nghiệm thực tiễn và chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ toà án tại các trƣờng cán bộ toà án hoặc Học viện Tƣ pháp nên hiệu quả công việc không cao, mắc nhiều sai sót trong quá trình giúp Thẩm phán trong việc xây dựng hồ sơ giải
quyết vụ án. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên đã làm hạn chế chất
lƣợng công tác giải quyết các tranh chấp dân sự trong thực tiễn nói chung và tranh chấp kinh doanh thƣơng mại trong đó có tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng nói riên, để đạt đƣợc các mục tiêu công tác của ngành Tòa án và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể có liên quan thì về mặt vĩ mô, pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Những hạn chế tồn tại trên do nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tinh thần trách nhiệm trong công tác xét xử, năng lực quản lý và điều hành của các cán bộ ngành Toà án, nhất là Toà án địa phƣơng các quận, huyện còn nhiều hạn chế. Trình độ của các thẩm phán còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu
99
cầu về chuyên môn. Ở nhiều Toà án, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm nguồn bổ nhiệm thẩm phán còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần dần hoàn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật đƣợc ban hành mà chƣa có văn bản dƣới luật hƣớng dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực hiện đƣợc trên thực tế hoặc đƣợc áp dụng không thống nhất trong hệ thông cơ quan tƣ pháp.