Mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile banking của ngân hàng TMCP quốc tế khu vực TPHCM (Trang 29)

Parasuraman & ctg (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lƣợng và dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy, và có thể đƣợc ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ cụ thể có những đặc thù riêng của chúng nhƣ: nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & ctg (2003) kiểm

định SERVQUAL cho thị trƣờng khu vui chơi giải trí ngoài trời tại TP.HCM cho thấy, “chất lượng dịch vụ này bao gồm bốn thành phần: độ tin cậy, khả năng phục

vụ của nhân viên, sự đồng cảm và phương tiện hữu hình”; nghiên cứu của Nguyễn

Thị Mai Trang: “ Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng trung thành của khách

hàng siêu thị tại TPHCM” thì cho thấy chất lượng dịch vụ siêu thị tại TP.HCM gồm năm thành phần: (1) tính đa dạng hàng hoá, (2) khả năng phục vụ của nhân viên, (3) cách thức trưng bày trong siêu thị, (4) mặt bằng siêu thị và (5) an toàn trong siêu thị.

Do đặc thù của mỗi loại hình dịch vụ nên nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh thang đo SERVQUAL phù hợp với từng nghiên cứu cụ thể. Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu “ Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân

hàng” của Lê Văn Huy và cộng sự (tạp chí ngân hàng số 6/2008) dựa theo mô hình

SERVQUAL đã đƣa ra các yếu tố đo lƣờng các biến số cấu thành chất lƣợng dịch vụ của Ngân hàng nhƣ Bảng 1.3 dƣới đây.

Bảng 1.3 Các yếu tố đo lường các biến số cấu thành chất lượng dịch vụ của Ngân hàng

Biến số Những thuộc tính dịch vụ (các Item)

Tính hữu hình

Trang thiết bị hiện đại

Cơ sở vật chất của công ty khang trang, tiện nghi Nhân viên có trang phục (đặc thù cho doanh nghiệp) Các dịch vụ đính kèm trong hoạt động dịch vụ đầy đủ

Độ tin cậy

Cung cấp dịch vụ đúng nhƣ cam kết

Cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà công ty cam kết Thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu tiên

Quan tâm giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải Chính xác trong ghi chép

Đáp ứng

Truyền thông chính xác với khách hàng khi nào dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện

Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Năng lực phục vụ

Danh tiếng của ngân hàng trong khả năng phục vụ Nhân viên tạo đƣợc sự tin cậy với khách hàng An toàn trong giao dịch

Nhân viên lịch sự, nhã nhặn

Nhân viên có kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi của khách hàng

Đồng cảm

Công ty có các chƣơng trình thể hiện sự quan tâm đến khách hàng Từng nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân khách hàng Nhân viên chú ý đến những quan tâm (đặc biệt) của khách hàng Nhân viên hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của khách hàng

Có thời gian giao dịch tiện lợi với khách hàng Có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp

Có mạng lƣới rút tiền tự động ATM thuận tiện

Nguồn: tạp chí ngân hàng số 6/2008

Áp dụng mô hình SERVQUAL kết hợp với nghiên cứu trên của Lê Văn Huy và cộng sự, nghiên cứu “ Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile

Banking của ngân hàng TMCP Quốc Tế khu vực TP.HCM” gồm 5 thành phần: tin

cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phƣơng tiện hữu hình với 25 biến để đo lƣờng các thành phần này. Mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Độ tin cậy Độ đáp ứng Năng lực phục vụ Độ đồng cảm Phƣơng tiện hữu hình Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking của VIB

Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng TMCP Quốc Tế

Phƣơng trình hồi qui:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 + β5X5 + Ɛi Trong đó:

• Biến phụ thuộc Y: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking • Các biến độc lập:

X1: Biến độ tin cậy X2: Biến độ đáp ứng X3: Biến năng lực phục vụ X4: Biến độ đồng cảm X5: Biến tài sản hữu hình

β0,β1, β2, β3, β4, β5: các hệ số hồi qui Ɛi: phần dƣ

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Độ tin cậy của dịch vụ Mobile Banking sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng. Khi độ tin cậy dịch vụ Mobile Banking đƣợc khách hàng đánh giá tăng thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng và ngƣợc lại.

H2: Độ đáp ứng của dịch vụ Mobile Banking tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng, khi độ đáp ứng đƣợc khách hàng đánh giá tăng thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng và ngƣợc lại.

H3: Năng lực phục vụ của dịch vụ Mobile Banking sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng. Khi năng lực phục vụ dịch vụ Mobile Banking đƣợc khách hàng đánh giá tăng thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng và ngƣợc lại.

H4: Độ đồng cảm tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng. Khi độ đồng cảm của dịch vụ Mobile Banking đƣợc khách hàng đánh giá tăng thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng và ngƣợc lại.

H5: Phƣơng tiện hữu hình của dịch vụ Mobile Banking sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng. Khi phƣơng tiện hữu hình dịch vụ Mobile Banking đƣợc khách hàng đánh giá tăng thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng và ngƣợc lại.

Kết luận chƣơng I

Chƣơng này đã trình bày cơ sở lý thuyết về ngân hàng điện tử, dịch vụ Mobile Banking, chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng và mô hình chất lƣợng dịch vụ của Parasuraman với thang đo SERVQUAL bao gồm 22 biến để đo lƣờng năm thành phần của chất lƣợng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính đáp ứng (responsiveness), năng lực phục vụ (assurance), phƣơng tiện hữu hình (tangibles) và sự đồng cảm (empathy).

Mỗi ngành dịch vụ cụ thể có những đặc thù riêng của chúng. Dựa theo mô hình SERVQUAL đã đƣợc nghiên cứu chỉnh sửa để đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ ngành ngân hàng ở Việt Nam theo nghiên cứu “ Phƣơng pháp đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng” của Lê Văn Huy và cộng sự, mô hình đánh giá sự

hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng Quốc Tế bao gồm 5 thành phần: (1) độ tin cậy, (2) độ đáp ứng, (3) năng lực phục vụ, (4) độ đồng cảm, (5) phƣơng tiện hữu hình.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Mobile banking của ngân hàng TMCP quốc tế khu vực TPHCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)