Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.6. Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công

vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đó để hướng dẫn đồng bào chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong vùng đồng bào dân tộc.

Tôn trọng và bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc theo quy định của pháp luật. Kiên quyết đấu tranh đối với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lôi kéo đòng bào các dân tộc vào hoạt động gây mất trật tự, an toàn xã hội.

3.6. Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc tộc

Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung, người viết đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần quan tâm đầu tư vốn cho các xã thuộc chương trình 135,

nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng, cầu, lộ giao thông, các dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc. Hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và có giải pháp thiết thực giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Thứ hai, trung ương và địa phương có chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm công

tác dân tộc. Quan tâm đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở cơ sở, cần có cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thứ ba, tỉnh cần quan tâm xem xét đưa các xã chia tách từ chương trình 135 trước

đây vào xã chương trình 135 để bà con được hưởng những chính sách và quyền lợi của mình. Ngoài ra, cần xem xét hỗ trợ, đầu tư hợp lý cho một số ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng không còn là xã thuộc chương trình 135.

Thứ tư, yêu cầu tỉnh nên xem xét đầu tư thiết chế văn hóa cho các cụm đồng bào

dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các đồng bào dân tộc.

Thứ năm, tăng mức hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các

chương trình, dự án như: xây dựng lộ giao thông, cầu đường, thủy lợi và điện thấp sáng nhằm giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển.

Thứ sáu, Nhà nước cho vay vốn để đồng bào dân tộc chuộc lại đất sản xuất, đất ở

theo trình tự thời gian nhất định như xem xét làm đơn vay vốn của họ làm gì? Sản xuất theo mô hình nào? Cách sử dụng vốn vay ra sao? Sau đó có bộ phận khảo sát thực tế xem họ có thật sự để sản xuất thoát nghèo và tiếp theo mới phê duyệt cho vay. Sau khi đi vào sản xuất có thể định hướng, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ người dân tộc thiểu số.

Thứ bảy, những sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học đại học, cao đẳng cũng

cần có sự quan tâm từ quy định pháp luật và chính sách đối với họ vì họ cũng là dân tộc thiểu số, cũng có sự khó khăn về điều kiện học tập, vì họ cũng được vào trường đại học, cao đẳng bằng chính thực lực của họ. Còn ngược lại, ở chế độ cử tuyển là họ phải rèn dũa thêm một năm và đạt theo yêu cầu nữa thì mới vào trường đại học, cao đẳng. Rằng cần có quy định về sinh viên là dân tộc thiểu số gặp khó khăn về điều kiện cũng được hưởng như chế độ cử tuyển mà được quy định tại Nghị định 134. Vì quy định sinh viên dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng cử tuyển này cũng có cơ hội việc làm, hỗ trợ về học tập... Qua đó, cũng làm tăng thêm niềm tin, động viên, khuyến khích từ quy định của phát luật và chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ tám, việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số,

thành phố Cà Mau đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp Ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo quy định của Trung ương và của thành phố để kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp phân bổ nguồn lực để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, phát huy nguồn lực xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cải tiến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường thực hiện các bài tập tình huống, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để người học có thể vận dụng ngay kiến thức được trang bị vào công việc đang đảm nhận. Thể chế hóa và cụ thể các chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số trong công tác đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số phải đồng thời gắn với bố trí, sử dụng. Tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số phải được cụ thể hóa trong một chương trình tổng thể, khép kín từ khâu giáo dục phổ thông - giáo dục chuyên nghiệp - việc làm tại địa phương.

Thứ chín, trong Phòng Dân tộc các quận, huyện phải có cán bộ là dân tộc thiểu số,

dù không đứng đầu trong ban dân tộc cũng nắm một phần nhỏ trong đó. Vì cán bộ người dân tộc thiểu số được phân công công tác tại phòng dân tộc quận, huyện họ nắm được

tâm tư nguyện vọng, và họ tiếp cận với người cùng dân tộc dễ làm việc trong quá trình triển khai vấn đề nào đó.

Thứ mười, việc tổ chức tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng là đồng bào

dân tộc vào các tổ chức Mặt trận, đoàn thể phải thiết thực, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của đồng bào dân tộc, tạo sự đồng thuận trong đồng bào các dân tộc để đồng bào tích cực tham gia các phong trào.

Thứ mười một, chính quyền cần quan tâm chỉ đạo phát huy vai trò của Uỷ ban Mặt

trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc, đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào thì nơi đó lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước sẽ được nâng lên.

Thứ mười hai, phải thường xuyên khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống

đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đồng bào dân tộc, để đồng bào tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh quốc phòng, kịp thời phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc.

KẾT LUẬN

Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý Nhà nước vì nó chứa đựng những quy định của pháp luật và các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Các dân tộc thiểu số có đời sống vô cùng khó khăn, họ thường sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển, trình độ văn hóa thấp… nên họ rất cần sự giúp đỡ để phát triển. Từ đó, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cũng như các biện pháp nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số để giúp họ phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn giữ một vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Cùng với dân tộc Kinh, đồng bào các dân tộc thiểu số đều có truyền thống kiên cường và rất vẽ vang, gắn bó với Đảng và Nhà nước ta trong phát triển và bảo vệ tổ quốc…

Nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa banh thành phố Cà Mau nói riêng là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, được nhân dân ta phấn đấu thực hiện trong suốt thời gian qua. Trong thời gian qua, công tác dân tộc tỉnh Cà Mau đã trải qua không ít khó khăn, thách thức nhưng nhờ sự hỗ trợ cũng như sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như sự nổ lực, phấn đấu của nhân dân nên công tác dân tộc ở tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc – Thực tiễn tại thành phố Cà Mau” người viết có thể rút ra những kết luận sau:

Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều có truyền thống yêu nước, luôn đoàn kết, gắn bó với đồng bào Kinh trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột và giúp nhau trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Các dân tộc sinh sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Cà Mau là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền cũng như sự chung tay, giúp đỡ của cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc của cả nước nói chung cộng với việc phân tích thực trạng về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng người viết đã nêu ra những giải pháp, những kiến nghị cụ thể và tiêu biểu nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc, nhằm khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những ưu điểm trong quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

Với đề tài này, người viết hứa hẹn sẽ đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quát về công tác dân tộc của nước ta nói chung và cái nhìn thực tiễn, cụ thể về công tác dân tộc ở tỉnh Cà Mau nói riêng. Với những khó khăn, hạn chế trong quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau cần có những biện pháp giám sát cũng

như những bước đi mạnh mẽ hơn nữa để vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm vươn lên phát triển lâu dài, bền vững. Nếu tỉnh Cà Mau làm được những điều đó, thì chắc chắn sẽ đạt được những kết quả vô và thành tựu cùng to lớn góp phần và tiến độ phát triển chung của cả nước trong tình hình mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 1946.

2. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 3. Hiến pháp năm 2013.

4. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 5. Luật Thanh tra năm 2010.

6. Nghị định số 59/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc và miền núi.

7. Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

8. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

9. Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/08/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế.

10.Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc.

11.Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

12.Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

13.Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

14.Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-UBDT-BNV ngày 17/09/2010 quy định về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Danh Thanh Hoàng: Luận văn với đề tài “Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc- Thực tiễn tại thành phố Cần Thơ”, trang 15-16.

3. Giáo trình luật hành chính Việt Nam – nhà xuất bản Công An nhân dân- Hà Nội 2007, trang 11.

4. TS. Phan Trung Hiền - Lâm Bá Khánh Toàn – Võ Nguyễn Nam Trung: Tài liệu hướng dẫn học tập Luật Hành chính 3, tr 8 – 9.

5. TS. Phan Trung Hiền, giáo trình luật hành chính Việt Nam, phần I những vấn đề chung của luật hành chính.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Bích Liên: Hội thi “tìm hiểu pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số” khu vực Tây Nam Bộ năm 1014,

http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=63&p=&id=145386, [truy cập ngày 25/10/2014].

2. Chính sách dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.

http://www.na.gov.vn/sach_qh/chinhsachpl/phan4/p4_iv_3.html, [truy cập 20-9- 2014].

3. Hội Luân 14-9-2013: Khái niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa,

http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=922 :hoikuna&catid=45:quandiemxahoi&Itemid=61, [truy cập ngày 22-9-2014]. 4. Khái quát chung về cán bộ công chức người dân tộc thiểu số, http://idoc.vn/tai-

lieu/khai-quat-chung-ve-can-bo-cong-chuc-nguoi-dan-toc-thieu-so.html, [truy cập ngày 27-8-2014].

5. Khóa luận quản lý Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở huyện Con Cuông – Nghệ An, http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-quan-ly-nha- nuoc-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-thai-o-huyen-con- cuong-nghe-an-43389/, trang 4, [truy cập ngày 21/8/2014].

6. Mặt Trời: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ngày càng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, http://tiengnoicuadan2012.blogspot.com/2013/11/xay-dung- va-phat-trien-nen-van-hoa-viet.html, [truy cập ngày 22/8/2014].

7. Phú Toàn: bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số, http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/chinh-tri-xa-hoi/be-mac-hoi-thi-tim-hieu- phap-luat-cua-dong-bao-cac-dan-toc-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long-nam- 2014, [truy cập ngày 15/10/2014].

Các văn bản khác

1. Báo cáo 69/BC-BTC tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 59)