Chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.4.Chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Trong đội ngũ cán bộ của nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là một lực lượng quan trọng có vai trò và vị trí không nhỏ góp phần giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên nhiều phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng… đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã và đang có

vị trí lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và cộng đồng dân tộc.

Việc Đảng và Nhà nước coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc là xuất phát từ quan điểm đúng đắn: “Muốn thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc phải có cán bộ của người dân tộc đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đồng thời coi trọng đội ngũ cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi và vùng dân tộc như một yêu cầu khách quan. Sự tham gia của các cán bộ dân tộc thiểu số vào đội ngũ cán thể hiện khối đại đoàn kết các dân tộc và của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo niềm tin cho đồng bào các dân tộc vào chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, là bằng chứng hùng hồn chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động.”42

Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển mới của đất nước, việc nhìn lại đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là rất cần thiết, có giá trị quan trọng trước mắt và lâu dài đối với việc thực hiện công tác dân tộc.

Trong những năm qua. Chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu như: đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có sự phát triển về số lượng, thành phần dân tộc và chất lượng không ngừng nâng cao, luôn gắn bó với biên giới và đồng bào các dân tộc, có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc quy hoạch, lựa chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá , kiểm tra và giải quyết các chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, tạo niềm tin cho đồng bào dân tộc, phát huy sở trường, tiềm năng của các cán bộ.

Tuy nhiên, công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế như: chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đồng đều, công tác quản lý, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc có mặt chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ còn chưa đồng đều về trình độ, năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành công việc còn hạn chế, hiệu quả công tác còn thấp.

Theo Điều 11, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc quy định: “cán bộ là người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số. Đảm bảo tỷ lệ hợp pháp cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, các bộ,

42

Chính sách dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. http://www.na.gov.vn/sach_qh/chinhsachpl/phan4/p4_iv_3.html [truy cập 20-9-2014].

ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.”43

Nếu làm được những điều trên thì sẽ khắc phục được những bất cập đồng thời chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số sẽ đạt được thành tựu to lớn.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 40)