Quản lý Nhà nước về thị trường chống buôn lậu qua vùng biên giới

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.5.Quản lý Nhà nước về thị trường chống buôn lậu qua vùng biên giới

Quản lý Nhà nước về thị trường chống buôn lậu qua biên giới có vai trò vô cùng quan trọng, việc quản lý thị trường biên giới hiện nay phải tạo điều kiện để mở rộng thị trường, giao lưu, mua bán giữa những người dân ở vùng biên giới với các nước bạn trên cơ sở các hiệp định theo nguyên tắc bình đẵng và cùng có lợi.

Việc thiết lập trật tự ở vùng biên giới và đưa mọi hoạt động mua bán, trao đổi vào nề nếp có tầm quan trọng đặc biệt và hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt vấn đề này, trước hết cần chấm dứt tình trạng buôn bán tùy tiện làm mất tình trạng ổn định, trình trạng trái pháp luật, để quản lý có hiệu quả, lực lượng vũ trang, biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường cần phải luôn đề cao ý thức trách nhiệm, cần có sự phối hợp chặc chẽ với các đơn vị có liên quan và dân quân tự vệ ở địa phương để giữ vững an ninh biên giới, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho nhân dân.

Trong những năm qua, việc quản lý Nhà nước về thị trường chống buôn lậu qua vùng biên giới đã được nhiều thành tựu to lớn. Số lượng trường hợp vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về vấn đề này cũng gặp rất nhiều khó khăn, tình hình buôn lậu qua vùng biên giới vẫn tồn tại với những phương thức, thủ đoạn tinh

vi, đặc biệt có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đường dây mua bán ở vùng biên giới và nội địa. Đáng chú ý là hiện tượng hàng kém chất lượng từ Trung quốc giả mạo xuất xứ, tên thương mại, nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam như: đồ dùng vệ sinh, khóa, bóng đèn… ngày càng gia tăng.

Kết quả chống buôn lậu còn rất khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của nhân dân. Tình hình buôn lậu và gian lận còn diễn biến nghiêm trọng và phức tạp. Vì vậy, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân phải cùng nhau chống buôn lậu, đẩy lùi buôn lậu, đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Bảo vệ sản xuất trong nước, sức khỏe nhân dân, không ai được bao che vung túng cho các đối tượng vi phạm, phát động toàn dân tham gia chống buôn lậu.

2.4.6. Quản lý Nhà nước về an ninh chính trị

An ninh chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Trong những năm qua, xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập vẫn phát triển. Song tình hình thế giới và khu vực còn diễn biết hết sức phức tạp, những nhân tố đe dọa hòa bình, an ninh thế giới gia tăng; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo… đe dọa an ninh của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình” với những phương thức thủ đoạn ngày càng thâm độc. Chúng tiến hành mốc nối với bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hóa, quốc tế hóa các hoạt dộng chống đối, tập chung lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền kích động tư tưởng, gây bạo loạn.

Trong quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, chúng ta đã được nhiều thành tựu to lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững chính trị và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ gắn với tệ nạn quan liêu, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng; mặc trái của cơ chế thị trường đã tác động trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng.

Để quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, Nhà nước ta đã có nhiều hoạt động như: giáo dục nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số, quán triệt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần đoàn kết dân tộc, ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhận thức rõ những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch như: lợi dụng những sai lệch cũng như sự thoái hóa bản chất của một số cán bộ nhằm xuyên tạc gây chia rẽ, làm mất đoàn kết dân tộc, làm cho nhân dân hoang mang lo sợ, phá hoại việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 34)