Giai đoạn năm 1992 đến nay

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Giai đoạn năm 1992 đến nay

Nghị định số 59/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc và miền núi ra đời. Uỷ ban Dân tộc và miền núi tiếp tục được kiện toàn về tổ chức. Theo Nghị định này, “Uỷ ban Dân tộc và miền núi là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nước. Đồng thời là cơ quan tham mưu cho trung ương Đảng về chủ trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu số và miền núi”27.

Thực hiện Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5 tháng 8 năm 2002 của cơ quan Uỷ ban Dân tộc và miền núi được kiện toàn và đổi tên thành Uỷ ban Dân tộc. Uỷ ban Dân tộc thực hiện chức năng: vừa làm tham mưu cho trung ương Đảng vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi. Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Uỷ ban quản lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp chính thức có hiệu lực ngày 03 tháng 03 năm 2004 ra đời đã quy định về việc làm công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương: Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc. Và quy định thẩm quyền thành lập cơ quan làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

Hiến pháp năm 2013 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2014, là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế, khẳng định và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội. Hiến pháp nêu lên quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Quy định về việc bảo vệ tổ quốc và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng

27 Xem thêm: Nghị định số 59/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban dân tộc và miền núi.

Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”28

Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật, dựa trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ban hành các văn bản cụ thể nhằm điều chỉnh các vấn đề dân tộc, đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Ngày 14 tháng 01 năm 2011, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về công tác dân tộc ra đời gồm có: 5 chương, trong đó có 28 Điều quy định các vấn đề liên quan đến việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cách tổ chức thực hiện. Thông qua nghị định này giúp hiểu rõ hơn quy định về công tác quản lý dân tộc như các chính sách dân tộc nhằm hỗ trợ cùng nhau phát triển giữa các dân tộc, hiểu rõ hơn về việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương….

Nghị định Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về công tác dân tộc giúp chúng ta hiểu rõ các quy định về công tác dân tộc cũng như việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, đây cũng là nguồn cung cấp sự hiểu biết cho các dân tộc thiểu số để họ chăm lo sản xuất, ổn định đời sống cũng như góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)