Chính sách đầu tư và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.1. Chính sách đầu tư và phát triển nguồn nhân lực

Việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm đẩy mạnh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững. Ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước, cần kết hợp với đầu tư của cộng đồng trong đó có yếu tố quan trọng là ý thứ tự vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển nguồn nhân lực miền núi và vùng có đông các đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Cấp Uỷ, chính quyền các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, thực sự đóng vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển giữa các vùng miền núi trong phạm vi cả nước.

“Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số”39.

Vùng miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy cần có sự đầu tư để tạo điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, tuy các dân tộc thiểu số chỉ chiếm hơn 14% dân số của cả nước, nhưng cũng là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định về phân cấp Nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhau. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người dân tộc thiểu số có chế độ đãi ngộ hợp lý. Bên cạnh việc sử dụng nguồn lao động, thì cũng cần phải khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên ở vùng dân tộc thiểu số.

Ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra cũng cần tăng cường việc trang bị kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số để họ biết lập kế hoạch sản xuất, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề, đa dạng các hình thức đào tạo. Nếu làm được như vậy, thì chất lượng nguồn nhân lực ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)