Phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Tiếp tục đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mô hình đa cây, đa con trên cùng một diện tích góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tranh thủ nguồn lực của địa phương và trung ương, các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các xã đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò các doanh nghiệp, giới kinh doanh, các tổ chức Hội tương tế, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, Ban quản trị các chùa trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán trong lao động sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến nông, khuyến ngư, đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng rộng rãi vào sản xuất đạt hiệu quả về năng suất, sản lượng ngày càng cao, đời sống của bà con dân tộc được nâng lên.

Tập trung thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình, dự án và huy động nhiều nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc; tập trung công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc Khmer; triển khai thực hiện các Quyết định như: Chương trình 134, Quyết định: 74, 32, 167 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nghề,

giải quyết việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

Tiếp tục quán triệt phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ đảng viên và nhân dân; trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu rõ quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”, hiểu rõ những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc những năm qua, làm cho đồng bào dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hăng hái lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc; tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm, học phí, cấp học bổng, trợ cấp khó khăn cho con em đồng bào Khmer; đề xuất với Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển học sinh dân tộc vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng dạy và học trường phổ thông dân tộc nội trú; huy động trẻ em đến trường đạt tỷ lệ ngày càng cao; tạo điều kiện và hỗ trợ việc dạy chữ Khmer, chữ Hoa.

Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, vận động thực hiện hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tăng cường bổ sung nhân lực, đầu tư trang thiết bị y tế cho các xã, phường, thị trấn vùng dân tộc; tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho trẻ em, đồng bào nghèo, đảm bảo các hộ nghèo đều có sổ bảo hiểm y tế; đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế là người dân tộc Khmer; có chính sách ưu tiên sinh viên ngành y mới ra trường về phục vụ trong đồng bào dân tộc Khmer.

Phải giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm mới cho người dân tộc, nhất là các hộ nghèo. Tăng cường tổ chức đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống có điều kiện phát triển ở địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng công nhân là người dân tộc thiểu số vào làm việc tại công ty, xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn. Đồng thời đào tạo, dạy nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số có điều kiện đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)