Về giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Về giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú và 02 trường bán trú giảng dạy cho 846 học sinh dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó còn thực hiện tốt chính sách miễn, giảm học phí đối với con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên trong tuyển sinh, tổ chức dạy tiếng dân tộc, thực hiện tốt chấ độ cử tuyển theo chỉ tiêu phân bổ của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; số học sinh bỏ học trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm dần so với nhiều năm về trước. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chế độ cấp học bổng hàng tháng cho học sinh 520.000 đồng/tháng/học sinh; trợ cấp hàng năm cho những sinh viên là người dân tộc thiểu số là 2.000.000/người/năm, đến nay giáo viên người dân tộc thiểu số có 25 người.

Đối với người Hoa, ngành giáo dục được quan tâm tạo điều kện cho một số trường mở các lớp dạy tiếng Hoa cho nhứng học sinh có nhu cầu học, chủ yếu là bậc Tiểu học ở khu vực thành phố Cà Mau, đến nay có 10 lớp với hơn 200 em theo học, từ lớp 1 đến lơp 5 chương trình song Hoa ngữ, phổ thông. Từ đó, trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

Thành phố đã tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc như: xây dựng thêm phòng lớp, bổ sung trang thiết bị cho Trường phổ thông Dân tộc nội trú; phát triển mạng lưới trường lớp trong vùng đồng bào dân tộc; huy động học sinh ra lớp; dạy thêm chữ Khmer.

Công tác chăm sóc sức khỏe trong vùng đồng bào dân tộc được các cấp quan tâm, hầu hết các xã, phường, thị trấn có đồng bào Khmer đều có trạm y tế; việc khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên, các Chương trình y tế nhằm

48 Báo cáo 69/BC-BTC tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ

giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng, chống dịch, kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Số lượng cán bộ y tế ngày càng tăng, một số Trạm y tế xã, phường, thị trấn có y, bác sỹ là người dân tộc Khmer.

Công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho nhân dân, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc tiếp tục được tăng cường cơ sở vật chất, công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường được quan tâm hướng dẫn đồng bào dân tộc phòng, chống dịch bệnh, sử dụng nước sạch, ăn ở hợp vệ sinh, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều có bác sĩ khám, chữa bệnh. Các chương trình y tế quốc gia đều được triển khai thực hiện kịp thời và đạt kết quả tốt, hàng năm số người tham gia truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tăng.

Việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn háo trong đồng bào Khmer, Hoa được quan tâm tốt hơn, các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm xây dựng đã góp phần nâng cao bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ngoài việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo việc xây dựng công trình kiến trúc văn hóa dân tộc như Tháp cổ Đại Đức Hữu Nhem, đầu tư đóng mới 03 chiếc ghe Ngo, hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, xây dựng 02 salatel, lò hỏa táng và hỗ trợ kinh phí xây dựng Chánh điện của một số chùa có thành tích tiêu biểu trong kháng chiến đối với đồng bào Khmer với tổng số tiến 6,81 tỷ đồng; bên cạnh đó còn tổ chức liên hoan các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân tộc, đua ghe Ngo, tổ chức các hoạt động lễ hội hàng năm như CholChnamThmay, Dolta, ÓC Om Booc, lễ Cầu an, tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu… điều gắn với các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sinh khí vui chơi giải trí lành mạnh trong cộng đồng các dân tộc. Để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa của người Hoa, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể đã tạo điều kiện giúp đỡ bà con người Hoa giữ gìn, kế thừa và phát huy các phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: Chùa, Miếu, Nghĩa trang được chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi trùng tu, sửa chữa, xây dựng mới.

Tỉnh Cà Mau tổ chức các đoàn đến thăm tặng quà chúc tết các chùa Khmer, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố, Học viện Phật Nam Tông Khmer, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín, hộ nghèo, một số quận, huyện tổ chức khám bệnh câp thuốc miễn phí, hoạt động văn nghệ, tổ chức trò chơi dân gian, hội thi gói bánh tét.

Phối hợp với ngành Y tế thực hiện đồng bộ các chương trình chăm sóc sức khỏe trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số đều có trạm y tế; chương trình y tế nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, việc khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh môi

trường được quan tâm thực hiện thường xuyên; các hộ nghèo, cận nghèo cơ bản đều được cấp sổ bảo hiểm y tế theo quy định.

Báo ảnh Đất Mũi, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh thường xuyên dành nhiều trang, chuyên mục bằng tiếng Khmer phục vụ đồng bào dân tộc, hàng tuần thời lượng phát sóng tiếng Khmer 60 phút/tuần; các hoạt động văn hóa, sinh hoạt lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc được tuyên truyền sâu rộng, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền vững.

Về tôn giáo và tín ngưỡng trong những năm qua các đơn vị chức sắc trong hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã phát huy tốt vai trò đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa đạo và đời, tham gia lao động, sản xuất, hoạt động từ thiện xã hội, xóa mù chữ, dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc.

Đối với đồng bào Hoa luôn tích cực tương trợ giữa các cộng đồng và phối hợp chặc chẽ với Mặt trận trong việc tuyên truyền, giáo dục, động viên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống. Qua đó, vận động đồng bào Hoa thể hiện tinh thần “là lành đùm lá rách”, đoàn kết, tương thân, tương ái, chung sức, chung lòng và góp phần tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, nhân đạo, ủng hộ cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, xây dựng quỹ vì người nghèo… với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)