Những hạn chế trong quản lý Nhà nước về công tác dân tộc

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Những hạn chế trong quản lý Nhà nước về công tác dân tộc

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng tồn tại không ít hạn chế như:

Các xã trong chương tình 135 hầu hết là những xã nghèo, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách địa phương là rất hạn hẹp, chưa đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề bức xúc như xây dựng kết cấu hạ tầng tối thiểu, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, trạm y tế, môi trường, sinh thái… còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu. Công tác đầu tư vùng đồng bào dân tộc còn dàn trãi, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Việc học tập nâng cao trình độ trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với hộ nghèo đồng bào Khmer còn nhiều hạn chế; việc học tập chữ dân tộc còn khó khăn do thiếu sách giáo khoa và phương tiện giảng dạy học tập. Công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc ở một số nơi chưa thực hiện tốt. Với chế độ chính sách cho người dân tộc được quy định tại Nghị định 134/2006 NĐ – CP ngày 14/11/2006 quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư đồng bào dân tộc một số nơi thực hiện còn chậm, đạt hiệu quả chưa cao; đời sống của đồng bào dân tộc Khmer từng bước được cải thiện; nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của thành phố; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm chưa giải quyết tốt; một bộ phận thiếu đất ở, đất sản xuất, làm thuê, cuộc sống không ổn định; vẫn còn tình trạng mê tín dị đoan, chi xài thiếu tiết kiệm. Đối với người Hoa, công tác vận động tập hợp người Hoa vào các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội còn hạn chế; hiện nay, cán bộ phụ trách công tác người Hoa của thành phố, quận huyện còn thiếu.

Công tác xây dựng các tổ chức trong hệ th ống chính trị vùng đồng bào dân tộc còn nhiều bất cập; công tác quy hoạch , đào tạo cán bộ có nơi chưa được quan tâm đúng mức .

Đội ngũ cán bộ là người dân tộc còn hạn chế về số lượng ; tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể còn thấp ; xây dựng lực lượng cốt cán và tranh thủ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc chưa nhiều . Trong khó khăn này người viết đề cập vấn đề xây dựng lực lượng cốt cán là người dân tộc thiểu số ở vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số cũng được quy định “Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số.”51

Việc quy định là như vậy, nhưng trong thực tế lại không được bố trí được cán bộ, viên chức là các dân tộc thiểu số vào một số cơ quan, nhất là phòng dân tộc ở cấp huyện.

Về kết cấu hạ tàng cơ sở tuy có sự phát triển, nhưng vẫn còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, kinh tế gia đình chủ yếu vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, manh mún, giảm nghèo chưa bền vững, dân số tăng nhanh, chất lượng dân số bị suy giảm, số người mù chữ còn cao, nhất là kiến thức và chữ viết dân tộc.

Còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không có đất, thiếu tư liệu sản xuất, tình trạng cầm cố đất có biểu hiện tăng, số lao động không có việc làm, mất việc làm ngày càng nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và cận nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cong cao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa chí thú làm ăn, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng, từ đó không chịu khó lao động, sản xuất để tăng thu nhập nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.

Về trình độ dân trí, mức thụ hưởng văn hóa của đồng bào dân tộc ở một số nơi còn thấp, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo con em đồng bào dân tộc Khmer chưa cao. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng, phần lớn về trình độ chưa đạt chuẩn yêu cầu chung. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 52)