Giai đoạn từ năm 1986 – 1992

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 25)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Giai đoạn từ năm 1986 – 1992

Trong giai đoạn này, đường lối đổi mới đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng ta được triển khai tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đã đi vào cuộc sống và từng bước đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người dân còn tình trạng du canh, du cư; nước ta vẫn còn tình trạng đói nghèo, tỷ lệ mù chữ, thất nghiệp còn chiếm khá cao. Năm 1987, giải thể Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ; đầu tháng 5/1990, để tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với công tác dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã thành lập Văn phòng miền núi và dân tộc do Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp lãnh đạo. “Ngày 14-2-1987 Ủy ban Dân tộc ra quyết định số 22- QĐ/TC sắp xếp lại một số đơn vị công tác trong cơ quan Ban Dân tộc và Ủy ban Dân tộc. Ngày 15-4-1990, Ban Dân tộc ban hành văn bản số 63/BDT hướng dẫn tổ chức Ban Dân tộc hoặc bộ phận làm công tác dân tộc ở các tỉnh”25

Ngày 5/10/1992, Bộ chính trị đã quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc trung ương và cơ quan Văn phòng miền núi và dân tộc để xây dựng thành cơ quan mới là Uỷ ban Dân tộc và miền núi trực thuộc Chính phủ; Uỷ ban Dân tộc và niền núi làm nhiệm vụ tham mưu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi.

Trong Điều 5, hiến pháp 1992 cũng được quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.”26

Bước vào giai đoạn mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội thì vấn đề dân tộc luôn được quan tâm, bởi các thế lực thù địch từ bên nước ngoài dòm ngó để có cơ hội nhảy vào can thiệp do đó Đảng và Nhà nước ta cần quản lý dân tộc ngày càng tốt.

Bước vào giai đoạn mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội thì vấn đề dân tộc cần được sự quan tâm hơn nữa bởi các thế lực thù địch từ bên ngoài luôn luôn rình rập

25

Lịch sử ban dân tộc 1946-2011, Nxb. Chính trị quốc gia, trang 300.

chờ cơ hội phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về dân tộc.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 25)