Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Nguyên nhân của hạn chế

Công tác triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc một số nơi còn chậm và chưa đồng bộ ; chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa vị trí , tầm quan trọng của công tác dân tộc , chưa thường xuyên khơi dậy truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc.

Trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc Khmer tuy có nâng lên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu ; tập quán còn lạc hậu , điểm xuất phát về kinh tế – xã hội thấp; đội ngũ

cán bộ là dân tộc Khmer , Hoa còn hạn chế ; cán bộ trong hệ thống chính trị ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc phần lớn không biết nói ti ếng dân tộc , không am hiểu nhiều về phong tục tập quán , sinh hoạt văn hoá của đồng bào dân tộc ; từ đó làm hạn chế công tác tuyên truyền, vận động.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thường là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng kém phát triển, phương thức sản xuất, tập quán canh tác chưa phù hợp, sống rãi rác, đang xen với các dân tộc khác trên cùng một địa bàn rộng lớn và điểm xuất phát về trình độ dân trí thấp, nên việc đầu tư các nguồn lực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở gặp không ít khó khăn.

Sự phối hợp giữa các ngành cùng với chính quyền địa phương trong việc triển khai các chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đôi lúc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Một số chính sách còn chồng chéo trên cùng một địa bàn, hiệu quả thực hiện của một số dự án đạt kết quả thấp, chậm được khắc phục.

Việc tổ chức tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng là đồng bào dân tộc vào các tổ chức Mặt trận, đoàn thể chưa được thiết thực, thiếu sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của đồng bào dân tộc, cũng như hạn chế việc tạo sự đồng thuận trong đồng bào các dân tộc để đồng bào tích cực tham gia các phong trào.

Phương thức sản xuất của đồng bào dân tộc còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Ý thức tự lực, tự cường chưa được phát huy, còn nặng tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, ý chí vươn lên còn hạn chế.

Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của công tác dân tộc đôi lúc chưa đúng tầm, sự quan tâm chưa đúng mức, thực hiện các chính sách dân tộc còn chậm, công tác tuyên truyền vầ công tác dân tộc còn chưa đầy đủ, kịp thời, chưa tạo được bước chuyển biến căn bản về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số. Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số và giải quyết những vấn đề bức xúc có lúc, có nơi thiếu sâu sát.

Qua tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào dân tộc thiểu số qua các thời kỳ và kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và công tác dân tộc, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:

- Nơi nào cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhận thức đúng ý nghĩa tầm quan trọng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, đồng thời cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch sát hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phối hợp đồng bộ cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao.

- Việc tổ chức tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng là đồng bào dân tộc vào các tổ chức Mặt trận, đoàn thể phải thiết thực, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của đồng bào dân tộc, tạo sự đồng thuận trong đồng bào các dân tộc để đồng bào tích cực tham gia các phong trào.

- Nơi nào cấp ủy , chính quyền quan tâm chỉ đạo phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc, đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào thì nơi đó lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước sẽ được củng cố nâng lên .

- Phải thường xuyên khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đồng bào dân tộc, để đồng bào tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo, giữ gìn an ninh quốc phòng, kịp thời phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 53)