Về kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Về kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chương trình 135, Quyết định 134, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, chính sách trợ giá, trợ cước và các chương trình, dự án khác với tổng số vốn hơn 511,8 tỷ đồng, đã xây dựng được 03 trung tâm cụm xã, triển khai thực hiện trên 100 công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường, trạm và thực hiện quy hoạch, sắp xếp dân cư gồm có 8 dự án, bố trí định cư cho 2.156 hộ, với hơn 14.000 khẩu; cấp đất sản xuất cho 436 hộ, với tổng diện tích 296,6 ha; hỗ trợ nhà ở cho

47 Báo cáo 69/BC-BTC tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ

người nghèo được 5.742 căn, hỗ trợ đất ở cho 1.916 hộ; chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm mới cho hơn 500 lao động.

Thành phố Cà Mau tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khmer; thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán trong lao động sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất trong đồng bào dân tộc đạt hiệu quả về năng suất, sản lượng ngày càng cao, đời sống của bà con dân tộc được nâng lên. Cơ cấu kinh tế các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

Nhờ sự tập trung đầu tư của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng và nổ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm đáng kể. Cùng với việc thực hiện các chương trình, dự án lồng ghép đã xây dựng một số công trình bức xúc như cầu, đường, trường, trạm, điện thắp sáng, nước sinh hoạt phục vụ đời sống và ổn định sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí lại cây trồng, vật nuôi, khuyến khích và giúp đỡ đồng bào dân tộc thay đổi tập quán canh tác như cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn thâm canh, tăng vụ cung cấp giống mới có năng suất cao, phát triển kinh tế vườn.

Kết hợp chặt chẽ giữa xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư vốn phát triển các ngành nghề truyền thống, thông qua các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng không chỉ có dân tộc Kinh mà cả dân tộc Khmer, Hoa cũng vươn lên làm giàu, điển hình như ông Huỳnh Văn Buool xã Khánh Bình Tây, ông Lâm Hoàng Sang xã Khành Bình Đông, bà Thạch Thị Cẩm Vân phường 1, ông Nguyễn Văn Tám xã Đông Thới, huyện Cái Nước, ông Huỳnh Mác xã Khánh Hưng, ông Hữu Dal xã Tân Lộc, ông Thạch Chia xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi… với các mô hình nuôi tôm, cua, sò huyết, nuôi chăn, các bống tượng, trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi cá đồng, sản xuất, kinh doanh tổng hợp… từ các mô hình nêu trên trừ chi phí còn lãi từ 50 – 150 triệu đồng/hộ. Chính từ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 3-4% mỗi năm, đến nay còn 2.870 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,33% (tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh còn 8%).

Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo, góp phần tích cực ổn định tình hình an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc. Trong công tác chỉ đạo và thực hiện chính

sách được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đúng đối tượng, hầu hết đối tượng được thụ hưởng đều đảm bảo đúng quy định, bình xét công khai từ cơ sở lên. Từ việc làm trên đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã động viên, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để đồng bào Hoa mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy kinh nghiệm, nghề truyền thống, làm giàu chính đáng và làm tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, góp phần nâng cao, cải thiện đáng kể cuộc sống của người Hoa; bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển ngành nghề, xóa đói giảm nghèo, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chung sức, chung lòng từ đó đời sống của đồng bào Hoa ngày càng được nâng lên, số hộ giàu và khá tăng, hộ nghèo không đáng kể.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 45)