Quản lý Nhà nước về giáo dục, văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.7.Quản lý Nhà nước về giáo dục, văn hoá, xã hội

Văn hóa, gióa dục có vai trò hết sức quan trọng đối sự phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Quản lý Nhà nước về giáo dục, văn hóa, xã hội là hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội bằng chính sách và pháp luật.

Chính phủ giao trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để tập chung giải quyết những vấn đề cấp bách như: phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ, củng cố các trường dân tộc nội trú, định hướng chương trình bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc, thực hiện đầy đủ về chính sách đội ngũ cán bộ công tác ở vùng cao. Bởi vì số người tái mù chữ hay chưa biết chữ ở vùng núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn chiếm tỉ lệ cao, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, trường lớp, đài truyền hình còn thiếu, bị hư hỏng và sơ sài. Nếu không kịp thời khôi phục, sửa chữa các đài truyền hình thì việc phổ biến tin tức thời sự cũng như các chính sách, chương trình chậm đến với người dân vẫn đến không cải thiện được đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc truyền tải các loại sách báo cho các đồng bào dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến việc nâng cao dân trí của người dân.

Để giải quyết những khó khăn trên, Chính phủ đã có những kế hoạch cụ thể như: thực hiện các chính sách hổ trợ cho chương trình, lấy chương trình dự án làm cơ sở thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hơn nữa việc phòng bệnh, xây dựng nếp sống mới, bày trừ mê tình dị đoan, những phong tục tập quán lạc hậu. Ban hành các văn bản pháp luật về văn hóa, giáo dục, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 36)