Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.5. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc thực hiện các chính sách đối với người có uy tín ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Qua đó, không chỉ nắm được tình hình và nhu cầu của dân tộc thiểu số mà còn bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn về quản lý dân tộc. Do đó, “người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.”44

Đối tượng được hưởng chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phải đảm bảo các tiêu chí45:

- Là công dân Việt Nam cư trú hợp pháp ổn định ở vùng dân tộc thiểu số;

- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú; có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc, ấp, tổ dân phố và tương đương, giữ gìn đoàn kết dân tộc;

- Là người tiêu biểu có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc, thôn và cộng đồng dân cư nơi cư trú, có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với đồng bào dân tộc, hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo;

Các chế độ, chính sách đối với người có uy tín:

- Cung cấp thông tin: người có uy tín được cung cấp các thông tin cần thiết như chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước, cung cấp báo dân tộc và phát triển, báo tỉnh nơi có người uy tín cư trú, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức.

- Được hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần.

- Chế độ khen thưởng: người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự, được xét khen thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng và các quy định hiện hành về thi đua khen thưởng.

43 Theo Điều 11, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc.

44 Điều 12, Nghị định số 05/2011 NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc.

45

Khoản 1 Điều 2, Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Các đoàn Đại biểu người có uy tín được tiếp đón, tặng quà khi đến thăm, làm việc tại cơ quan, được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp người có uy tín.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

- Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cung cấp thông tin và tổ chức các hoạt động giao lưu gặp gỡ, tọa đàm, học hỏi kinh nghiệm cho người có uy tín phù hợp với đặc điểm, tính chất từng vùng dân tộc thiểu số, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc, phối hợp với Bộ tài chính xây dựng kế hoạch kinh tế hàng năm.

- Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẫn, triển khai, phân công, phân cấp quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín ở địa phương, báo cáo Uỷ ban Dân tộc, Bộ tài chính về kết quả thực hiện.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC DÂN TỘC 3.1. Tình hình dân tộc thiểu số tại tỉnh Cà Mau46

Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của tổ quốc, là vùng đất trẻ, được khai khẩn cách đây 300 năm. Có nhiều lưu dân là người Kinh, Khmer, Hoa từ các nơi đến khai hoang, mở cõi, lập ấp, xây làng dần dần hình thành một cộng đồng dân cư đoàn kết, gắn bó cùng nhau chống chọi rừng thiêng, thú dữ để bảo tồn và phát triển giống nòi.

Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên 5.329 km2, dân số 1.234.896 người với 264.370 hộ; trong đó dân tộc thiểu số có 51.225 người với 9.512 hộ chiếm 3,9% dân số trong tỉnh; gồm có dân tộc Khmer 7.349 hộ, 37.290 người; dân tộc Hoa 2.068 hộ, 13.200 người; các dân tộc khác như Tày, Mường, Thái, Nùng, Chăm 95 hộ, 735 người.

Các dân tộc sống đang xen trên địa bàn tỉnh, có truyền thống yêu nước, đoàn kết lâu đời trong chống giặc ngoại xâm, khắc phục thiên tai và xây dựng quê hương, đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng nhưng luôn gắn kết, hòa quyện với nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đồng bào Khmer sinh sống theo Chùa chiền, phum, sóc, ở vùng sâu, vùng xa, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với đức tính cần cù, chịu khó lao động đã vượt qua khó khăn từng bước phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Ngoài kinh tế nông nghiệp còn phát triển dịch vụ sản xuất, kinh doanh, mua bán nhỏ lẻ và một số ngành nghề truyền thống như đương đát, dệt chiếu… góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán tiến bộ… được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer còn cao (trên 30%), đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng bào Hoa sinh sống chủ yếu ở thành phố, thị trấn, nghề nghiệp chủ yếu kinh doanh dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gia công, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển mạnh mẽ ngành nghề truyền thống, một số ít sinh sống bằng ruộng, rẫy, chăn nuôi; với đức tính chịu khó, cần mẫn, tiết kiệm, cách làm ăn năng động, hiệu quả, đời sống ngày càng ổn định và phát triển, cơ bản không còn hộ nghèo. Đồng bào Hoa luôn gắn bó, hòa nhập cộng đồng, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái, giúp nhau vượt khó, xóa đói giảm nghèo.

46 Báo cáo 69/BC-BTC tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Luôn đề cao cảnh giác, nhận thức rõ âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nhằm gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tích cực hưởng ứng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, đoàn kết, gắn bó với cộng đồng dân cư, góp phần với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội ở đại phương.

Nói tóm lại, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhìn chung vốn có truyền thống yêu nước, luôn đoàn kết, gắn bó với đồng bào Kinh trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức, bốc lột và giúp nhau trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời vận động hình thành phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau với phương châm “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng và toàn xã hội. Có thể nói, các dân tộc tỉnh Cà Mau rất tự hào về truyền thống đoàn kết, yêu nước, gắn bó giữa 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.

Ngày nay, truyền thống đoàn kết, gắn bó ấy đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Các dân tộc luôn tin tưởng Đảng, Bác Hồ và tích cực thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Có truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, vượt qua khó khăn, thách thức, cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

3.2. Tình hình quản lý Nhà nƣớc về công tác dân tộc

3.2.1. Về kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo47

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chương trình 135, Quyết định 134, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, chính sách trợ giá, trợ cước và các chương trình, dự án khác với tổng số vốn hơn 511,8 tỷ đồng, đã xây dựng được 03 trung tâm cụm xã, triển khai thực hiện trên 100 công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường, trạm và thực hiện quy hoạch, sắp xếp dân cư gồm có 8 dự án, bố trí định cư cho 2.156 hộ, với hơn 14.000 khẩu; cấp đất sản xuất cho 436 hộ, với tổng diện tích 296,6 ha; hỗ trợ nhà ở cho

47 Báo cáo 69/BC-BTC tổng kết công tác dân tộc và kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ

người nghèo được 5.742 căn, hỗ trợ đất ở cho 1.916 hộ; chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm mới cho hơn 500 lao động.

Thành phố Cà Mau tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khmer; thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán trong lao động sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất trong đồng bào dân tộc đạt hiệu quả về năng suất, sản lượng ngày càng cao, đời sống của bà con dân tộc được nâng lên. Cơ cấu kinh tế các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

Nhờ sự tập trung đầu tư của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng và nổ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm đáng kể. Cùng với việc thực hiện các chương trình, dự án lồng ghép đã xây dựng một số công trình bức xúc như cầu, đường, trường, trạm, điện thắp sáng, nước sinh hoạt phục vụ đời sống và ổn định sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí lại cây trồng, vật nuôi, khuyến khích và giúp đỡ đồng bào dân tộc thay đổi tập quán canh tác như cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn thâm canh, tăng vụ cung cấp giống mới có năng suất cao, phát triển kinh tế vườn.

Kết hợp chặt chẽ giữa xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư vốn phát triển các ngành nghề truyền thống, thông qua các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng không chỉ có dân tộc Kinh mà cả dân tộc Khmer, Hoa cũng vươn lên làm giàu, điển hình như ông Huỳnh Văn Buool xã Khánh Bình Tây, ông Lâm Hoàng Sang xã Khành Bình Đông, bà Thạch Thị Cẩm Vân phường 1, ông Nguyễn Văn Tám xã Đông Thới, huyện Cái Nước, ông Huỳnh Mác xã Khánh Hưng, ông Hữu Dal xã Tân Lộc, ông Thạch Chia xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi… với các mô hình nuôi tôm, cua, sò huyết, nuôi chăn, các bống tượng, trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi cá đồng, sản xuất, kinh doanh tổng hợp… từ các mô hình nêu trên trừ chi phí còn lãi từ 50 – 150 triệu đồng/hộ. Chính từ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 3-4% mỗi năm, đến nay còn 2.870 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,33% (tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh còn 8%).

Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo, góp phần tích cực ổn định tình hình an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc. Trong công tác chỉ đạo và thực hiện chính

sách được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đúng đối tượng, hầu hết đối tượng được thụ hưởng đều đảm bảo đúng quy định, bình xét công khai từ cơ sở lên. Từ việc làm trên đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã động viên, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để đồng bào Hoa mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy kinh nghiệm, nghề truyền thống, làm giàu chính đáng và làm tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, góp phần nâng cao, cải thiện đáng kể cuộc sống của người Hoa; bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển ngành nghề, xóa đói giảm nghèo, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chung sức, chung lòng từ đó đời sống của đồng bào Hoa ngày càng được nâng lên, số hộ giàu và khá tăng, hộ nghèo không đáng kể.

3.2.2. Về giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội48

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú và 02 trường bán trú giảng dạy cho 846 học sinh dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó còn thực hiện tốt chính sách miễn, giảm học phí đối với con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên trong tuyển sinh, tổ chức dạy tiếng dân tộc, thực hiện tốt chấ độ cử tuyển theo chỉ tiêu phân bổ của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; số học sinh bỏ học trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm dần so với nhiều năm về trước. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chế độ cấp học bổng hàng tháng cho học sinh 520.000 đồng/tháng/học sinh; trợ cấp hàng năm cho những sinh viên là người dân tộc thiểu số là 2.000.000/người/năm, đến nay giáo viên người dân tộc thiểu số có 25 người.

Đối với người Hoa, ngành giáo dục được quan tâm tạo điều kện cho một số trường mở các lớp dạy tiếng Hoa cho nhứng học sinh có nhu cầu học, chủ yếu là bậc Tiểu học ở khu vực thành phố Cà Mau, đến nay có 10 lớp với hơn 200 em theo học, từ lớp 1 đến lơp 5 chương trình song Hoa ngữ, phổ thông. Từ đó, trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

Thành phố đã tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc như: xây dựng thêm phòng lớp, bổ sung trang thiết bị

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về công tác dân tộc thực tiễn tại tỉnh cà mau (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)