Mục đích: phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài nhằm xác định
và hiểu rõ các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh, tác động của chúng đến hoạt động của DN, từ đó xác định các cơ hội và thách thức(đe doạ) mà DN sẽ gặp phải.
Phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài bao gồm: phân tích môi trƣờng vĩ mô, và phân tích môi trƣờng ngành.
Phân tích môi trƣờng vĩ mô.
a. Kinh tế:
Trên cơ sở nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2014 theo báo cáo kinh tế mới công bố ngày 4/11/2014 của HSBC về triển vọng kinh tế Việt Nam, “kinh tế dƣờng nhƣ đã đi qua đáy”. Báo cáo đƣa ra nhận định rằng: “trong khi những điều tồi tệ nhất về một nền kinh tế trì trệ dƣờng nhƣ đã đƣợc vƣợt qua, tăng trƣởng trong ngắn hạn vẫn còn thấp do nhu cầu nội địa còn chậm chạp”. Theo đó, mức tăng trƣởng GDP đƣợc dự báo cho năm 2014 là 5,4%. Cùng mức tăng trƣởng kinh tế dự báo này là dự báo của WB, với mức tăng trƣởng 5,4% vào năm 2014.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế năm 2014 và Quí I 2015 Năm 2014 Quí I 2015 CPI (%) 7 6,5 GDP (%) 5,6 6,2 Tổng vốn đầu tƣ(%GDP) 30 31 Tín dụng (%) 15 15 Xuất khẩu (%) 12 15
(Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)
Formatted: Heading 2, Left, Line spacing: single, No bullets or numbering
Về thu hút FDI. Quý III/2014, chỉ số FDI tăng nhanh, đƣa tổng số vốn FDI đăng kí trong 9 tháng đầu năm đạt mức 15 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kì năm 2013, trong đó FDI giải ngân cũng tăng 6,4% so với cùng kì năm 2013. Từ đó, các chuyên gia của ngân hàng HSBC thu hút nguồn vốn trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đặc biệt là vào ngành sản xuất năm 2015 sẽ rất tích cực. Ngoài ra, chỉ số PMI đã tăng lên hơn 51 điểm trong tháng 9 và tháng 10 năm 2014 cho thấy chỉ số này có thể duy trì tốt trong các tháng còn lại của năm 2014 và năm 2015. Về thâm hụt ngân sách và vấn đề nợ công. Kinh tế đƣợc nhìn nhận lạc quan hơn vào năm 2015 sẽ đem đến nguồn thu lớn hơn trong ngân sách, và vì thế, nguồn thu ngân sách sẽ đƣợc cải thiện.
Nhìn chung, triển vọng kinh tế năm 2015 đƣợc đánh giá là khá tích cực đối với một nƣớc đang phát triển và đang trong tình trạng suy thoái kéo dài nhƣ Việt Nam. Một mặt, nó tạo niềm tin vào sự hồi phục kinh tế trong tƣơng lại, mặt khác, nó cũng tạo áp lực cho các cơ quan chức năng, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN,… phải đƣa ra các biện pháp sáng suốt, hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu và triển vọng kinh tế đó.
b. Văn hoá - xã hội.
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, và có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận. Nhƣng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nƣớc nghèo kém phát triển. Phần đông dân số vẫn nằm trong khu vực nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nƣớc, các quan niệm truyền thống làng xã vẫn còn phổ biến và nặng nề, con ngƣời Việt Nam ƣa trực quan muốn cái gì cũng phải sờ tận tay, nhìn tận mắt, đây là một sự cản trở lớn đối với phát triển Internet vì các giao dịch hay trao đổi qua Internet là qua môi trƣờng ảo. Tuy vậy, với quá trình hội nhập kinh tế, hoà nhập, giao lƣu văn hoá nên các quan điểm nhận thức của ngƣời Việt Nam đang dần chuyển biến tích cực. Thêm vào đó trình độ dân trí của ngƣời dân ngày càng
đƣợc nâng cao. Chính vì vậy nó tạo đà cho sự phát triển dịch vụ Internet, vốn đang rất phổ biến trên thế giới.
Cùng với đó thì Việt Năm là một nƣớc đông dân với dân số hiện nay khoảng hơn 90 triệu ngƣời, tỷ lệ dân số trẻ chiếm tới 60% đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, Internet tạo ra nhu cầu lớn và một thị trƣờng rộng lớn sẽ là cơ hội cho công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trƣờng giàu tiềm năng này.
c. Môi trường chính trị
Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đang đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc rút ngắn.
Sau 15 năm phát triển thị trƣờng Internet ở Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt Nam đã có những bƣớc tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bƣu chính- Viễn thông và Internet. Bộ thông tin và truyền thông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chính sách và quyết định tiến bộ đã đƣợc thông qua mấy năm gần đây nhƣ: chiến lƣợc phát triển ngành Bƣu chính- Viễn thông tới năm 2010 định hƣớng phát triển đến năm 2020, pháp lệnh về Bƣu chính- Viễn thông. Đặc biệt là bản quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2020 thể hiện sự quan tâm của Chính Phủ tới ngành kinh tế đƣợc coi là mũi nhọn này. Những động thái đó cho thấy những dấu hiệu tốt lành cho ngành viễn thông nói chung và Internet nói riêng. Các quy định pháp quy về quản lý và sử dụng Internet dựa trên quan điểm phục vụ sự phát triển, phát triển đến đâu thì phục vụ đến đó. Nhà nƣớc có những chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet để làm đòn bẩy phát triển kinh tế nhƣ: chỉ thị 58/CT/TW; quyết đinh 33/2002/QĐ-CP; QĐ/158/2001/QĐ-TTg; 32/2006/QĐ-TTg. Thị trƣờng
Internet cũng đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mở cửa và cạnh tranh, mở rộng các thành phần tham gia cung cấp dịch vụ nhƣ: Nhà nƣớc, tƣ nhân và cả các nhà cung cấp nƣớc ngoài vào liên doanh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các dịch vụ ứng dụng, truy nhập Internet, đại lý Internet công cộng, các DN viễn thông đầu tƣ hợp lý để phát triển mạng viễn thông phục vụ cho phổ cập Internet.
d. Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng.
Công nghệ: Hiện nay, công nghệ Internet tập trung vào phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ băng thông rộng. Thị trƣờng công nghệ phục vụ cho Internet phát triển và biến đổi nhanh chóng. Công nghệ biến đổi nhanh là cơ hội cho các DN mới ra nhập ngành và là trở lực cho các DN đã đi vào hoạt động. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của DN: chất lƣợng và chi phí cá biệt của sản phẩm,dịch vụ mà DN cung cấp cho thị trƣờng. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi DN cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhƣ: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý. Công nghệ mới cũng đồng nghĩa với việc các DN có thể định hƣớng sai công nghệ cho mình đây là nguyên nhân chính dẫn đến các DN kinh doanh thua lỗ.
Cơ sở hạ tầng: Bƣu chính- Viễn thông là ngành quan trọng, có mặt trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, nó rất đƣợc Nhà Nƣớc quan tâm đầu tƣ. Tính cho đến nay, 64/64 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc về cơ bản đã có mạng lƣới Internet với dung lƣợng kết nối ngày càng đƣợc nâng cao. Mặt khác, trong những năm trở lại đây việc hợp tác và chuyển giao công nghệ đƣợc triển khai với nhiều đối tác nƣớc ngoài. Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi nhằm phát triển công nghệ quốc gia để có thể bắt kịp với các nƣớc khác trong khu vực và thế giới. Mạng lƣới đã đƣợc thiêt lập khắp 64/64 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, mạng truyền dẫn quốc tế tiếp tục đƣợc tăng cƣờng dung lƣợng.
Tính đến năm 2012 mạng truyền dẫn quốc tế có khoảng 4 tuyến cáp quang, 7 trạm vệ tinh mặt đất, 50 trạm VSAT nối với 3 tổng đài cổng quốc tế.
Môi trƣờng cạnh tranh ngành.
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Trên thị trƣờng hiện nay có rất nhiều DN cung cấp dịch vụ Internet, thị phần của các nhà cung cấp nhƣ bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thị phần của các ISP
Đơn vị Thị phần(%)
Tổng công ty viễn thông quân đội( Viettel) 31,02 Công ty CP phát triển đầu tƣ công nghệ (FPT) 27,99 Tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông Việt Nam(VNPT) 39,13
Các đơn vị khác 1,86
( Nguồn: http://WWW.thongkeinternet.vn/jsp/thuebao/table dt.jsp. Bộ thông tin và truyền thông – Trung tâm Internet Việt Nam)
Để phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại để tìm ra cơ hội và thách thức của ngành Internet, tác giả đi phân tích những khía cạnh : cơ cấu ngành, nhu cầu ngành, rào cản rút lui khỏi ngành, và phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh vự Internet của Viettel.
Xét về cơ cấu ngành: từ bảng thị phần của các nhà mạng có thể đƣa ra
kết luận rằng: có rất nhiều DN tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực Internet, tuy nhiên thì chỉ có một số DN có quy mô và thị phần lớn là VNPT, Viettel và FPT. Đặc biệt, VNPT là DN đầu tầu trong ngành và đóng vai trò chi phối toàn ngành. Hiện tại có cạnh tranh gay gắt giữa ba DN lớn này để tranh giành thị phần và thị trƣờng. Và trong tƣơng lai hứa hẹn sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt hơn nữa bởi có nhiều DN mới đã nhảy vào ngành, đƣa ra giá cƣớc hấp dẫn, chất lƣợng dịch vụ tốt…Do vậy đòi hỏi Viettel phải không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
Deleted: sau:
Năm 2003 mới chỉ có hơn 3 triệu ngƣời sử dụng Internet, nhƣng đến năm 2014 thì con số này đã tăng hơn 12 lần tức là có hơn 36 triệu ngƣời dung Internet. Mặt khác, với thị trƣờng 90 triệu dân , tỷ lệ dân số trẻ là 60% dân số đang có nhu cầu dung Internet tạo ra lƣợng cầu lớn và một thị trƣờng rộng lớn sẽ là cơ hội cho Cty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trƣờng tiềm năng này. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho các DN trong ngành tăng doanh thu và tăng tốc độ tăng trƣởng, làm cho mức độ cạnh tranh bớt gay gắt. Tuy nhiên,nhu cầu Internet tăng cao làm cho ngành ngày càng trở nên hấp dẫn và nhƣ vậy sẽ có nhiều DN tham gia vào ngành . Từ đó sẽ làm cho mức độ cạnh tranh cao và đó là nguy cơ cho các DN trong ngành.
Xét về rào cản rút lui khỏi ngành: rào cản rút lui khỏi ngành Internet
là khá cao bởi các nguyên nhân sau. Nguyên nhân thứ nhất: chi phí đầu tƣ vào ngành là rất lớn, các DN phải xây dựng và lắp đặt mạng lƣới, mua tài sản cố định để cung cấp dịch vụ Internet là không nhỏ. Đồng thời chi phí đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, chi phí xây dựng kênh phân phối cho ngành công nghệ cao Internet cũng rất lớn. Do vậy, mà để rút lui khỏi ngành thì DN phải mất khoản chi phí khổng lồ ban đầu. Nguyên nhân thứ hai: phần lớn các DN này không chỉ kinh doanh mỗi dịch vụ Internet mà còn có rất nhiều lĩnh vực kinh daonh khác ngoài Internet. Đó là các lĩnh vực về viễn thông nhƣ điện thoại cố định và di động, về máy tính, điện… mà các lĩnh vực kinh doanh này có lien quan mật thiết đến lĩnh vực Internet, chẳng hạn nhƣ dịch vụ Internet trên diện thoại di động. Hơn nữa, các đại lý, các mạng lƣới phân phối rộng khắp của DN bao gồm cả dịch vụ về viễn thông và Internet. Do vậy mà việc rút lui lĩnh vực Internet ra khỏi ngành sẽ có ảnh hƣởng tới chiến lƣợc tổng thể của DN, các dịch vụ Internet đi kèm viễn thông, máy tính sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn nên việc rút lui khỏi ngành là không dễ dàng. Nguyên nhân thứ ba: về yếu tố tâm lý, hầu hết các DN nhƣ VNPT, Viettel hay FPT
đều là các DN lớn, có tên tuổi trên thị trƣờng Việt Nam. Do vậy để rút lui ra lĩnh vực Internet ra khỏi ngành sẽ làm giảm giá trị, uy tín của các nhà lãnh đạo trong DN.
Tuy có nhiều đối thủ cùng tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực Internet với Viettel, nhƣng cho đến nay thì chỉ có VNPT và FPT là đối thủ chính. Các đối thủ nhƣ Netnam, EVN, SPT hay HTC…cũng sẽ là đối thủ mà Viettel phải xem xét khi mà họ có đủ nguồn lực về tài chính, công nghệ và chất lƣợng dịch vụ. Trong bài phân tích này, tác giả sẽ phân tích hai đối thủ cạnh tranh chính của Viettel là VNPT và FPT.
(1) VNPT
Sản phẩm, dịch vụ: Dịch vụ cung cấp: là nhà cung cấp có đầy đủ nhất
các loại hình dịch vụ về truy nhập, GTGT, đấu nối Internet, đã chuẩn bị các dịch vụ ứng dụng(OSP), đặc biệt các ứng dụng về nội dung thông tin, một số dịch vụ mới chuẩn bị chính thức cung cấp: Internet không dây, VPN, chất lƣợng các dịch vụ đang cung cấp không đồng đều, dịch vụ cùng loại kém FPT.
Thị trƣờng cung cấp dịch vụ: 64 tỉnh thành, trong đó thị trƣờng chính
là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Chính sách kinh doanh: phát triển diện rộng, chƣa quan tâm nhiều đến hiệu quả(tài nguyên có sẵn, đầu tƣ ồ ạt…). Kinh doanh chƣa định hƣớng khách hang, chƣa xây dựng hình ảnh hoàn hảo trên thị trƣờng. Chính sách giá chƣa mềm dẻo, thƣờng xảy ra xu hƣớng quá tải khi có tác động, hệ thống kênh phân phối chƣa đƣợc quan tâm nên hoạt động kém hiệu quả: VNPT thực hiện chính sách phân phối thông qua hệ thống các tổng đại lý, đại lý và Bƣu điện các tỉnh; tổng đại lý của các ISP chỉ chủ yếu là phân phối thẻ và các đại lý chủ yếu phát triển các loại dịch vụ gia tăng cho VNPT, các chính sách đại lý của VNPT thƣờng ít đƣợc điều chỉnh do vậy không gây đƣợc thiện cảm từ phía các nhà trung gian. Đã quan tâm đến các chính sách Marketing nhƣng
việc thực hiện chƣa ráo tiết và thiếu tính đồng bộ, hiện tại VNPT thực hiện quảng cáo trên báo chí là chính nhƣng rất rời rạc, ngoài ra có kết hợp quảng cáo trên truyền hình, tuy nhiên tần suất quảng cáo chƣa nhiều, chủ yếu là đƣợc kết hợp trong các chƣơng trình quản cáo trên kênh truyền hình VTV1, VTV3, các đầu báo chủ yếu VNTP phát hành: báo Bƣu điện Việt Nam, PC World, Thời báo kinh tế, Báo Hà Nội Mới, Sài Gòn giải phóng, Echip, Tuổi trẻ,Thể thao văn hoá… Với tần suất không lớn nhƣng đƣợc đăng khá thƣờng xuyên các tháng. Quảng cáo thƣờng gắn với việc thông báo khuyến mại, một số quảng cáo truyền hình nhằm giới thiệu dịch vụ mới. Các hình thức quảng cáo khác nhƣ quảng cáo ngoài trời qua pano, áp phích và tham gia các hoạt động tài trợ triển lãm đã bắt đầu đƣợc quan tâm, và với tiềm lực của VNPT gần đây họ đã tổ chức và tham gia khá nhiều sự kiện viễn thông.
Tổ chức, đào tạo đội ngũ: đội ngũ đƣợc đào tạo bài bản về kỹ thuật và
kinh doanh, chính sách thải loại ngƣời yếu và tuyển dụng ngƣời giỏi chƣa đƣợc chú trọng, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, lòng say mê và nhiệt tình của đội không cao.
Hạ tầng: mạnh, rộng nhƣng không đồng đều, thiếu đồng bộ, có khả năng triển khai hạ tầng mạnh trên diện rộng.
Quy mô và hƣớng đầu tƣ: đầu tƣ diện rộng, ổ ạt nhƣng thiếu hiệu quả.
Một số nơi dung lƣợng thiết bị đầu tƣ vƣợt nhiều nhu cầu hiện tại, đƣợc tổng cty hỗ trợ lớn trong quá trình đầu tƣ. Đầu tƣ với xu hƣớng thực hiện chính sách hơn là kinh doanh.
Công nghệ: đã triển khai xong Internet pha 4, các tỉnh đều có POP, ứng dụng các công nghệ hiện đại để thay thế dần hạ tầng cũ, định hƣớng phát triển mạnh Internet băng thông rộng và các dịch vụ gia tăng đa chức năng.