Quyền lực thông minh:

Một phần của tài liệu Sử dụng quyền lực trong điều hành của nhà nước quản lý cấp trung tại công ty TNHH microsoft mobile việt nam (Trang 36)

5. Kết cấu luận văn:

1.6.3 Quyền lực thông minh:

Quyền lực thông minh (tiếng Anh: smart power) là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế mà triết gia ngƣời Mỹ Joseph Nye định nghĩa là "Khả năng kết hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm vào một chiến lƣợc mang lại thắng lợi." Theo Chester A. Crocker, Fen Osler Hampson, và Pamela R. Aall, quyền lực thông minh "có liên quan tới chiến lƣợc sử dụng ngoại giao, thuyết phục, xây dựng năng lực và điều khiển các sức mạnh và sự ảnh hƣởng trong những con đƣờng đạt hiệu quả cao và có tính chính đáng cả về chính trị lẫn xã hội" – cốt yếu là tận dụng các các sức mạnh quân sự và toàn bộ các kiểu ngoại giao.

Thuật ngữ này đƣợc đƣa ra sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2003 nhƣ là một phản ứng lại chính sách đối ngoại ngày càng mang xu hƣớng tân bảo thủ của tổng thống Mỹ khi này là George W. Bush. Đƣợc coi là một phiên bản thứ hai của chính sách của Bush nhƣng mang tính tự do hơn, các đề xuất của nó coi trọng các tổ chức quốc tế có vài trò lớn hơn, chống lại chủ nghĩa đơn phƣơng một mình, đối với nƣớc Mỹ. Quyền lực thông minh còn đƣợc xem là một lực chọn khác của quyền lực mềm, vì lạm dụng quyền lực mềm có thể khiến Đảng Dân chủ Hoa Kỳ ngày càng xem là yếu đuối. Theo tạp chí Foreign Policy, ngƣời ta vẫn đang tranh cãi ai là ngƣời phát minh thuật ngữ này, mặc dù tạp chí này ủng hộ Suzanne Nossel, ngƣời đã viết một bài

26

báo nhan đề quyền lực thông minh trên tạp chí Foreign Affairs. Trƣớc năm 2004, Joseph Nye đã nhắc tới thuật ngữ này trong cuốn sách của mình là "Soft Power: The Means to Success in World Politics". Một cuốn sách khác phát hành vào năm 2008 của Ted Galen Carpenter là Smart Power: Toward a Prudent Foreign Policy for America. cũng nhắc tới thuật ngữ này.

Ở góc độ cá nhân, quyền lực thông minh cũng đƣợc hiểu một cách tƣơng tự là một dạng của quyền lực và là sự pha trộn giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm để đạt đƣợc kết quả tốt nhất với một chi phí thấp nhất.

Chúng ta trở lại câu chuyện giữa hai chủ thể A và B để hiểu rõ hơn khái niệm này. Nếu nhƣ chủ thể A là ngƣời rất đƣợc chủ thể B nể trọng và luôn sẵn sàng phục tùng, hay nói cách khác chủ thể A có quyền lực mềm đối với chủ thể B. Khi chủ thể A đƣa ra cho chủ thể B một mệnh lệnh và yêu cầu thi hành để đạt đƣợc một kết quả nhất định, chủ thể B sẽ chấp nhận thực hiện mệnh lệnh của chủ thể A mà không có yêu cầu nào về lợi ích kinh tế. Nhƣng nếu nhƣ chủ thể A chấp nhận trao cho chủ thể B một lợi ích kinh tế nhất định nhƣng nhỏ hơn lƣợng trong trƣờng hợp trên, điều này sẽ thúc đẩy chủ thể B thực hiện công việc tốt hơn nữa, có thể vƣợt trên cả mong muốn ban đầu của chủ thể A. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này chủ thể A đã sử dụng sự pha trộn giữa hai thứ quyền lực cứng và quyền lực mềm để đạt đƣợc kết quả cao hơn khi chỉ sử dụng một loại quyền lực với một chi phí thấp hơn.

Chúng ta có thể đƣa ra một kết luận là quyền lực thông minh là một dạng của quyền lực, khó nhận biết hơn so với hai dạng quyền lực còn lại trên thực tế nhƣng có thể mang lại cho ngƣời sử dụng nó một kết quả tốt hơn.

27

Một phần của tài liệu Sử dụng quyền lực trong điều hành của nhà nước quản lý cấp trung tại công ty TNHH microsoft mobile việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)