Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 81)

Cùng với tiến trình phát triển Viện KHHK về nhiều mặt thì công tác đào tạo ở Trung tâm đào tạo được đưa lên là yếu tố trọng yếu trong tiến trình này. Để phát triển và mở rộng Trung tâm lên tầm quy mô lớn hơn nữa để phục vụ tốt cho cộng đồng và xã hội không chỉ là mối quan tâm chỉ trong phạm vi nghiên cứu của Trung tâm, của Viện nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng đào tạo mà còn là mối quan tâm của TCT HKVN, của các đơn vị chủ quản của thành phố Hà Nội, của nhà nước.

Do đó chúng tôi cũng mạnh dạn xin được đề xuất một số vấn đề sau:

2.1. Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Hỗ trợ kinh phí, “Tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhu cầu đặt ra” cho viện. Nguồn lực về cả tài chính lẫn con người. Về mặt tài chính: Đầu tư thêm kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Đầu tư kinh phí cho đội ngũ CB, GV được đi học, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ hay tham vấn, học hỏi từ các giáo sư, chuyên gia những người có nghiệp vụ chuyên môn cao do TCT mời tới. Về mặt con người: Hỗ trợ viện trong việc bổ xung thêm đội ngũ CB, GV để đáp ứng được nhu cầu đào tạo (cả về số lượng và chất lượng).

- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho đội ngũ GV được học hỏi thêm về chuyên môn nghiệp vụ trong ngành hàng không như là tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp bồi dưỡng, chuyên đề cử GV xuống các đơn vị làm việc thực tế của TCT để thực giảng phục vụ tốt cho công tác giảng dạy về bộ môn chuyên ngành.

- Thường xuyên quan tâm, động viên về mặt tinh thần để tạo động lực cho CB, GV của Viện thúc đẩy tốt tiến trình phát triển này bằng cách phát động các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng những cá nhân và tập thể xuất sắc, có thành tích cao trong các hoạt động đào tạo.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch đào tạo của Viện để theo dõi và nắm vững tiến trình phát triển của Viện.

2.2. Với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho Viện. Cụ thể là: Tạo điều kiện về

diện tích hay mặt bằng cho Viện để Viện có đủ điều kiện về diện tích để phục vụ cho công tác đào tạo như diện tích cho các phòng học, lán để xe cho học viên.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo của khu vực, nghiêm cấm các tổ chức, đơn vị không có chức năng mở lớp đào tạo được hoạt động.

- Công khai, tuyên truyền chức năng đào tạo cũng như uy tín của Viện cho nhân dân địa phương để họ được biết để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển sinh của Viện.

- Có những chính sách giúp đỡ, hỗ trợ cho các CB, GV, CBQL của Viện chưa có điều kiện về nơi ăn chốn ở để họ yên tâm công tác, phục vụ cho công tác đào tạo tại địa phương.

- Tham gia, giám sát các hoạt động của Viện cho đúng với chức năng mà viện được phép tổ chức hoạt động.

2.3. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định để ban hành các quyết định cho phép Viện có thể cấp một số chứng chỉ chuyên môn như chứng chỉ Tiếng Anh mức độ A, B, C theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tạo điều kiện cho Viện được mở thêm một số lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn theo quy chuẩn của Bộ.

- Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá và quy trình kiểm định với các cơ sở đào tạo như Trung tâm đào tạo Viện KHHK phù hợp với Việt Nam trên cơ sở chuẩn quốc gia về giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo của nước ta. Hình thành hệ thống các cơ quan

kiểm định từ Trung ương đến các Bộ, Ngành và đại phương. Đào tạo các chuyên gia trong công tác trong lĩnh vực này và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực và quốc tế.

2.4. Đối với Viện

- Áp dụng các nội dung đào tạo, liên kết và phối hợp đào tạo phù hợp. Luôn

đổi mới và cải tiến công tác quản lý, đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo - Đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, tư duy trong công tác quản lý các hoạt động đào tạo, liên kết và phối hợp đào tạo giữa Viện với các đối tác.

- Mạnh dạn, chủ động, sáng tạo vận dụng các biện pháp quản lý đào tạo, liên kết và phối hợp đào tạo vào điều kiện thực tế của Viện hiện nay nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của Viện.

- Chủ động đề xuất và triển khai các nội dung theo cơ chế đào tạo, liên kết và phối hợp đào tạo.

Các ý kiến đề xuất trên nhằm củng cố và nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Viện KHHK.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc

1. Bộ GD&ĐT (2001), Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục – Đào tạo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (2008), Dự thảo chiến lược phát triển Giáo dục

3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục

2001-2010. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2004). Chỉ thị của ban bí thư TW về xây dựng

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ban bí thư

TW số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004, Hà Nội.

B. Các tác giả

1. Đặng Quốc Bảo (2008). Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. NXB Giáo

dục Hà Nội

2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Khắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng

tới tương lai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự

vận dụng vào quản lý nhà trường, Tập bài giảng cao học quản lý giáo dục.

4. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Chính – Chủ biên (2002). Kiểm định chất lượng trong giáo

dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, Tập bài giảng Cao học quản lý Giáo dục trường Đại học Giáo dục.

7. Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa

học kỹ thuật Hà Nội

8. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam

9. Phạm Minh Hạc (1996). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Chính tri Giáo dục, Hà Nội.

10. Đặng Xuân Hải (2009). Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành QLGD.

11. Trần Hữu Hoan (2011). Phát triển chương trình theo quan điểm CDIO.

Luận án tiến sĩ.

12.Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí (2010). Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13.Lê Phƣớc Minh (2010), Kinh tế học Giáo dục, NXB thế giới

14.Trần Thị Tuyết Oanh– Chủ biên(2006), Giáo trình Giáo dục học tập 1

và 2, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

15.Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý TWI – Hà Nội

16. Nguyễn Gia Quí (1996). Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, Hà Nội.

17.Nguyễn Gia Quí (2000). Lí luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,

Huế

18.Trịnh Ngọc Thạch (2008). Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn lực

chất lượng cao trong các trường Đại học. Luận án tiến sỹ Quản lý Giáo dục,

Hà Nội.

19.Tổng cục thống kê (2010). Doanh nghiệp Việt Nam năm đầu thế kỷ 21.

NXB Thống kê, Hà Nội.

20.Nguyễn Đức Trí (2010). Quản lý quá trình đào tạo ở trường Trung cấp chuyên nghiệp. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường Trung cấp

chuyên nghiệp, 312-362

21. Từ điển Giáo dục học (2001). NXB Bách khoa toàn thư, Hà Nội 22. Từ điển Tiếng Việt (2011), NXB Văn hóa – thông tin.

23.Trần Văn Xuyên (2004). Xây dựng mô hình liên kết dạy nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

24. Leo Maglen (2001). The economics of vocational education and training in Australia: CEET’S stocktake. The National Centre for Vocational

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC HÀNG KHÔNG ---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---

Phiếu trƣng cầu ý kiến

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên ở Viện)

Để xác định tốt các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo tại Viện KHHK trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (×) vào các ô phù hợp hoặc ghi ý kiến của đồng chí vào các dòng trống. I. Thông tin cá nhân

1. Giới tính Nam Nữ

2. Năm công tác trong ngành:………. 3. Trình độ chuyên môn được đào tạo cao nhất………. . 4. Chức năng quản lý………. .. 5. Kinh nghiệm làm công tác quản lý:

Mới được 1 năm Được 2 – 5 năm Được 6 năm trở lên

II. Thông tin về hoạt động đào tạo tại Viện khoa học hàng không

Câu 1. Ý kiến của anh đồng chí như thế nào về vai trò của quản lý hoạt động đào tạo tại Viện KHHK?

- Rất quan trọng

- Bình thường

- Không quan trọng

Câu 2. Theo đồng chí, Viện đã thực hiện các nội dung quản lý hoạt động đào tạo như thế nào?

Stt Nội dung quản lý

Ý kiến đánh giá Tốt TB

Chưa tốt 1 Quản lý công tác tuyển sinh

2 Lập kế hoạch đào tạo

3 Quản lý thực hiện chương trình

4 Quản lý, sử dụng, bồi dưỡng nguồn lực con người

5 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học 6 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên 7 Quản lý hoạt động học của học viên

8 Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

9 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo

Câu 3. Xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của Viện?

Stt Nội dung quản lý

Ý kiến đánh giá Tốt TB Chưa

tốt

I Quản lý công tác tuyển sinh

1 Sự hợp lý giữa kế hoạch tuyển sinh với khả năng đào tạo

2 Sự phù hợp giữa mục tiêu đào tạo và chính sách tuyển sinh

3 Chất lượng tuyển sinh

4 Chấp hành các quy tắc, yêu cầu trong công tác tuyển sinh

5 Cải tiến quy chế tuyển sinh, tiêu chí tuyển chọn

II Lập kế hoạch đào tạo

1 Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong và bên ngoài Viện

2 Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý hoạt động đào tạo

3 Thảo luận về bản kế hoạch để có sự điều chỉnh cần thiết đảm bảo tính khả thi cao 4 Lập kế hoạch chi tiết cho tuần, tháng, học kì,

năm học

5 Xử lý và lập kế hoạch kịp thời các hợp đồng phát sinh theo yêu cầu đào tạo từ phía đối tác

6 Công bố công khai kế hoạch cho giáo viên và học viên biết

7 Triển khai thực hiện, tiếp nhận thông tin phản hồi, điều chỉnh

III Quản lý thực hiện chƣơng trình

1 Quản lý chương trình đào tạo chuyên ngành, chương trình môn học, kế hoạch đào tạo 2 Phổ biến để cán bộ quản lý, giáo viên nắm rõ

chương trình

3 Kiểm tra theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy

4 Rút kinh nghiệm để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tế cho các kháo đào tạo kế tiếp, năm học kế tiếp

IV Quản lý, sử dụng, bồi dƣỡng nguồn lực con ngƣời

1 Khảo sát, đánh giá thực trạng dội ngũ CBQL, GV hàng năm

2 Phân công công việc phù hợp với chuyên môn, khả năng của từng người

3 Lập quy hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo nâng cao, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

4 Bồi dưỡng giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thảo

5 Tạo điều kiện cho CBQL, GV học tập nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn.

V Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học

1 Tổ chức cho giáo viên nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH

2 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong đổi mới phương pháp

3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên 4 Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH 5 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ

thuật mới trong giảng dạy.

VI Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

1 Quản lý việc soạn bài giảng, giáo án và đồ dùng dạy học trước khi giảng dạy của giáo viên

2 Quản lý việc giảng dạy bằng các phương tiện kĩ thuật tiên tiến

3 Quản lý hồ sơ chuyên môn

VII Quản lý hoạt động học của học viên

1 Giáo dục tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học viên

2 Quản lý việc học tập trên lớp của học viên 3 Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện học tập

của học viên

4 Kiểm tra sổ tay giáo viên, hoạt động của giáo viên phụ trách lớp

5 Đánh giá kết quả học tập của học viên theo từng khóa, học kì, năm học

VII I

Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

1 Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu đào tạo

2 Xây dựng quy định về sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

3 Xây dựng, tu bổ, bảo quản phòng, lớp học 4 Mua sắm, sử dụng, bảo quản máy móc, thiết

bị, vật tư

5 Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo

6 Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm

ĨX Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tháng, quý, hoạc kì, năm học

2 Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng 3 Xây dựng ngân hàng đề thi

4 Tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, đúng quy chế

5 Điều chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời dựa trên kết quả kiểm tra

Câu 4. Theo đồng chí Viện đã thực hiện các động tác liên kết đào tạo với các nhà trường, đơn vị, doanh nghiệp dưới đây ở mức độ nào và kết quả thực hiện của từng nội dung?

(Mức độ thực hiện: 1. Thường xuyên; 2. Thỉnh thoảng; 3. Không thực hiện.

Kết quả thực hiện: 1. Tốt; 2. Khá; Trung bình; 4. Yếu)

Các tác động liên kết quản lý đào tạo với các đối tác tại Viện KHHK Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện 1 2 3 1 2 3 4 Thành lập bộ phận chuyên trách khai thác và xử

lý thông tin về nhu cầu của đối tác

Cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của đối tác

Xây dựng Website quảng bá về Viện

Tăng cường quảng cáo về năng lực của Viện Xây dựng quy chế hoạt động cho bộ phận chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)