Kiểm chứng sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 69)

Tất cả các biện pháp được nêu trên tuy có vai trò, sự tác động và ý nghĩa khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy cùng phát triển. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở để thực hiện biện pháp khác. Đây là những biện pháp có tính đồng bộ, trong quá trình triển khai thực hiện không nên coi nhẹ biện pháp nào. Nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại hiệu quả bộ phận, do vậy để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống. Ví dụ, ở 8 biện pháp nêu trên, có thể thấy biện pháp 1 làm tiền đề để thực hiện biện pháp 2, biện pháp 3 và các biện pháp khác; biện pháp 3 và biện pháp 4 đóng vai trò quyết định, làm trung tâm để hỗ trợ thúc đẩy các biện pháp cùng đạt được hiệu quả, …. Như vậy trong thực tế đòi hỏi lãnh đạo Trung tâm đào tạo, lãnh đạoViện KHHK áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau và coi đây là một nguyên tắc để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện, triển khai.

3.5. Kiểm chứng sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp biện pháp

Tám biện pháp được đề xuất trong đề tài mặc dù đã căn cứ trên cơ sở tổng hợp những thành tựu lý luận và kết quả khảo sát thực tế song ở một góc độ nhất định vẫn ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của tác giả nghiên cứu, vì vậy rất cần thiết sự kiểm chứng của khách thể về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp nhằm chứng minh tính khách quan.

Với những biện pháp này chúng tôi đề xuất cho lãnh đạo Viện KHHK nhưng để kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, thì ngoài việc chúng tôi dùng phiếu hỏi cho 15 đối tượng (10 người là CBQL, 5 GV của Viện KHHK). Ngoài ra chúng tôi còn gửi phiếu hỏi đến 15 đơn vị (trong số 32 đơn vị có mối quan hệ với Viện) và 64 CBQL tại 32 đơn vị để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Nội dung của phiếu hỏi, chúng tôi cũng đã đưa ra những biện pháp và hỏi về tính cấp thiết, khả thi ở các mức: rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết và không cấp thiết. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp xử lý số liệu để phân tích tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Dưới đây là bảng ghi thang điểm dành cho đối tượng khảo sát được phân chia thành 4 bậc.

Bảng 3.1. Cách tính điểm cho các mức độ cấp thiết và khả thi

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

Rất cấp thiết 3 điểm Rất khả thi 3 điểm

Cấp thiết 2 điểm Khả thi 2 điểm

Ít cấp thiết 1 điểm Ít khả thi 1 điểm

Không cấp thiết 0 điểm Không khả thi 0 điểm Điểm trung bình (TB) của mỗi yếu tố được tính theo công thức: Điểm trung bình = (3A + 2B + 1C + 0D)/ N

Trong đó: A, B, C, D lần lượt là số ý kiến chọn rất cấp thiết/rất khả thi; cấp thiết/ khả thi; ít cấp thiết/ít khả thi; không cấp thiết/ không khả thi. N là tổng số người được hỏi.

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp (đối với CBQL và GV của Viện)

Biện pháp

Mức độ cấp thiết

3đ 2đ 1đ 0đ TB

Cải tiến bộ phận chuyên trách là nâng cao năng lực điều hành của Trung tâm

15 5 0 0 2,7

Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy động đúng

đối tượng 12 8 0 0 2,6

Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu

cầu thực tiễn 18 2 0 0 3,0

Huy động được đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ và tâm huyết với nghề

14 6 0 0 2,7

Tăng cường nguồn lực đáp ứng kịp thời các nhu

cầu đặt ra 7 10 3 0 2,2

Tăng cường mối quan hệ

của Viện với các đối tác 3 10 7 0 1,8

Hoàn thiện cơ chế quản lý

nội bộ chỉ đạo sự đào tạo 10 10 0 0 2,5

Thực hiện giám sát, kiểm

Xét về tính cấp thiết của các biện pháp

Dựa theo bảng thống kê trên về những đánh giá của CBQL và GV của Viện thì hầu hết các biện pháp đều ở tính cấp thiết cao, đạt từ 1,8 trở lên. Ở biện pháp “Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” được đánh giá ở mức rất cấp thiết đạt số điểm trung bình 3,0. Có ít ý kiến đánh giá ở mức ít cấp thiết và không có ý kiến đánh giá nào cho rằng các biện pháp trên là không cấp thiết.

Kết quả khảo sát về tính khả thi được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp (đối với CBQL và GV của Viện)

Biện pháp

Mức độ khả thi

3đ 2đ 1đ 0đ TB Cải tiến bộ phận chuyên trách là nâng cao

năng lực điều hành của Trung tâm 12 8 0 0 2,6 Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy

động đúng đối tượng 9 7 4 0 2,2

Đổi mới chương trình đào tạo cho phù

hợp với nhu cầu thực tiễn 18 2 0 0 2,9

Huy động được đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ và tâm huyết với nghề

11 9 0 0 2,5

Tăng cường nguồn lực đáp ứng kịp thời

các nhu cầu đặt ra 5 10 5 0 2,0

Tăng cường mối quan hệ của Viện với

các đối tác 11 7 2 0 2,4

Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ chỉ đạo

sự đào tạo 10 10 0 0 2,5

Xét về tính khả thi của các biện pháp

Dựa theo bảng thống kê trên về những đánh giá của CBQL và GV ở Viện thì hầu hết các biện pháp đều ở tính khả thi cao, đạt từ 2, 0 trở lên. Ở biện pháp “Thực hiện giám sát, kiểm tra, điều chỉnh” và “Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” được đánh giá ở mức rất khả thi với số điểm trung bình 2, 9. Có ít ý kiến đánh giá ở mức ít khả thi chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ngoài ra không có ý kiến đánh giá nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp (đối với CBQL của các đơn vị và doanh nghiệp)

Biện pháp

Mức độ cấp thiết

3đ 2đ 1đ 0đ TB

Cải tiến bộ phận chuyên trách là nâng cao năng lực

điều hành của Trung tâm 42 28 0 0 2,6

Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy động đúng

đối tượng 51 19 0 0 2,7

Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu

thực tiễn 60 10 0 0 2,9

Huy động được đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ và tâm huyết với nghề

27 27 6 0 2,0

Tăng cường nguồn lực đáp

Tăng cường mối quan hệ

của Viện với các đối tác 34 36 0 0 2,4

Hoàn thiện cơ chế quản lý

nội bộ chỉ đạo sự đào tạo 41 39 0 0 2,8

Thực hiện giám sát, kiểm

tra, điều chỉnh 36 34 0 0 2,5

Qua bảng thống kê kết quả đánh giá của CBQL và GV của các đơn vị và doanh nghiệp chúng tôi thấy đối tác bên ngoài đánh giá cao những biện pháp trên được thể hiện: Tất cả các biện pháp đều ở mức độ cấp thiết, đạt điểm TB từ 2, 0 trở lên. Biện pháp “Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” được đánh giá ở mức điểm 2, 9, là mức cao nhất của bảng đánh giá. Ý kiến đánh giá này cũng trùng hợp với ý kiến của CBQL và GV trong Viện về mức độ cấp thiết. Chính vì vậy khi thực thi đề án này thì lãnh đạo Viện cũng nên hết sức chú trọng đến việc triển khai biện pháp này. Bên cạnh đó thì mức độ không cấp thiết là không có. Tuy nhiên có một số biện pháp thì bị chênh lệch nhau như là biện pháp “Tăng cường nguồn lực đáp ứng kịp thời các nhu cầu đặt ra” một bên là 2, 0 và một bên là 2, 1. Tỷ lệ đánh giá này có phần chênh lệch nhưng không cao xong chúng ta có thể thấy được ý kiến của hai đối tượng một bên là CBQL, GV của Viện và một bên là CBQL, GV của các đơn vị và các doanh nghiệp. Bên các đơn vị có sự đánh giá lạc quan hơn bên Viện, và bên Viện có cái nhìn thực tế hơn.

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp (đối với CBQL của các đơn vị và doanh nghiệp)

Biện pháp

Mức độ khả thi

3đ 2đ 1đ 0đ TB

Cải tiến bộ phận chuyên trách là nâng cao năng lực điều hành của Trung tâm

45 12 13 0 2,7

Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy

động đúng đối tượng 60 10 0 0 2,4

Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp

với nhu cầu thực tiễn 65 5 0 0 2,9

Huy động được đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ và tâm huyết với nghề

38 22 10 0 2,5

Tăng cường nguồn lực đáp ứng kịp thời

các nhu cầu đặt ra 51 14 5 0 2,5

Tăng cường mối quan hệ của Viện với các

đối tác 45 15 0 0 2,3

Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ chỉ

đạo sự đào tạo 38 24 8 0 2,3

Thực hiện giám sát,

kiểm tra, điều chỉnh 55 15 0 0 2,7

Đối với việc đánh giá về mức độ khả thi của CBQL và GV của các đơn vị và doanh nghiệp về Viện, chúng tôi nhận thấy rằng bên đối tác – khách thể

có sự tin tưởng cao đối với Viện. Trong kết quả đánh, giá tất cả các biện pháp đều đạt từ mức 2,3 đến 2,9. Thang điểm được đánh giá cao là

“Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” với mức điểm cao nhất đó là 2,9. Đứng thứ hai trong số những biện pháp là: “Thực hiện giám sát, kiểm tra, điều chỉnh” với số điểm 2, 7”. Tuy bảng đánh giá của CBQL và GV trong Viện và CBQL, GV có sự chênh lệch nhau trong đánh giá nhưng cách nhìn nhận các biện pháp của họ giống nhau “Tính rất khả thi” của cả hai bên đều rất cao với mức thấp nhất là 2, 3. Tính “Ít khả thi” hầu như có không đáng kể. Còn tính “Không khả thi” đặc biệt là không có.

Thông qua kết quả dễ nhận thấy mong muốn của Viện thể hiện ở hai biện pháp “Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” và “Thực hiện giám sát, kiểm tra, điều chỉnh” với mức điểm tính cấp thiết và tính khả thi đều rất cao từ 2,7 điểm trở lên.

Với các số liệu kiểm chứng thông quan công tác kiểm chứng Viện trưởng Viện KHHK cần có những chỉ đạo cụ thể trong thời gian gần đây nhất vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính khả thi hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo: Cải tiến bộ phận chuyên trách; kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy động đúng đối tượng; đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn; huy động được đội nguc người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ tâm huyết với nghề, Tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhu cầu đặt ra; tăng cường mối quan hệ của Viện với các đối tác; hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, thực hiện giám sát, kiểm tra, điều chỉnh.

Căn cứ vào điểm trung bình chung có thể thấy rằng: Đa số các ý kiến của CBQL và GV đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Viện đều rất cấp thiết (điểm cao nhất là 3,0 và thấp nhất là 1,8); trong đó tính khả thi có phần cao hơn do đó có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện.

Như vậy về cơ bản cả 8 biện pháp trên đều được đa số các đồng chí CBQL và GV trong Viện nhất trí tán thành và thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Viện trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, chúng tôi đã đề ra các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Viện KHHK:

- Cải tiến bộ phận chuyên trách

- Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy động đúng đối tượng - Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn - Huy động được đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ tâm huyết với nghề

- Tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhu cầu đặt ra - Tăng cường mối quan hệ của Viện với các đối tác - Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ

- Thực hiện giám sát, kiểm tra, điều chỉnh.

Các biện pháp này đã được các khách thể khảo sát (CBQL, GV nhà trường và CBNQL, GV của các đơn vị và doanh nghiệp) đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao. Các biện pháp đề xuất nêu trên đều phù hợp với Viện và đều nằm trong khả năng của Viện. Do đó nếu tiến hành thì có thể thực hiện và mang tính khả thi rất cao.

Các biện pháp “Tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhu cầu đặt ra” và “Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ” thì việc tăng cường nguồn lực đầu tư này là rất cấp thiết để mở rộng và phát triển Trung tâm đào tạo của Viện để phục vụ cho những yêu cầu đào tạo thực tế, là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như những đánh giá của các khách thể qua bảng khảo sát đánh giá thì biện pháp này có khả thi nhưng chưa đạt mức cao. Hiện nay do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn đầu, nên các doanh nghiệp hay đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh thị trường rất gay gắt và Viện cũng nằm trong số đó. Yêu cầu, đòi hỏi thì rất cao nhưng lợi ích thì không cao. Chính vì vậy lãnh đạo Viện cũng phải cân nhắc ký lưỡng trong các quyết định đầu tư để tăng cường

nguồn lực cho phù hợp, hiệu quả mang lại lợi ích cho Viện và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Viện lúc này. Bên cạnh đó tiến hành song song đồng thời các biện pháp để đảm bảo được mức tối thiểu yêu cầu đặt ra của các đơn vị, doanh nghiệp chứ không chỉ tiến hành một trong những biện pháp đơn lẻ.

Biện pháp “Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ” cũng là một thách thức đối với Viện vì đội ngũ CBQL của Viện hiện thời là những cây cổ thụ lâu năm, vừa có tiếng nói, vừa có bề dày kinh nghiệm, vì vậy sức ỳ cũng khá lớn. Nhưng nếu lãnh đạo Viện có được những bước đột phá để thay đổi hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ một cách linh hoạt, công phá được sức ỳ đó thì cơ chế của Viện có được cái nhìn thoáng, khách quan, nhạy bén đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như chiêu mộ được nhiều nhân tài.

Các biện pháp “Kế hoạch hóa các nhu cầu đào tạo và huy động đúng đối tượng” và “Đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn” được đánh giá rất cao vì nó mang tính khả thi và mang tính sát thực với thực tế của Viện, nó cũng phù hợp với xu hướng sống còn hiện nay. Nếu Trung tâm đào tạo muốn tồn tại và phát triển thì các biện pháp này phải được thực thi một cách cấp thiết và quyết liệt. Việc đổi mới chương trình đào tạo luôn phải thay đổi theo yêu cầu đặt hàng thực tế của các đơn vị, doanh nghiệp, nếu nó không đổi mới theo xu hướng chung thì nó sẽ bị đào thải vì đi sau với xu hướng thời đại. Muốn có được các yêu cầu đặt hàng từ phía các đơn vị, doanh nghiệp thì nó phải được tiến hành theo một trình tự, kế hoạch phù hợp trước khi thực hiện. Nó phải có cơ sở để tiến hành, các dự thảo về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)