Với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, Viện hay các doanh nghiệp khác đều gặp không ít những khó khăn. Như chúng ta đã biết thị trường kinh doanh hoạt động khách quan theo nguyên tắc của thị trường, trong đó, cạnh tranh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh là nét rất đặc trưng phản ánh trình độ phát triển và tính hiệu quả của thị trường. Cạnh tranh trong kinh doanh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Khi doanh nghiệp càng phát triển thì sự cạnh tranh thị trường càng gay gắt và quyết liệt đòi hỏi Viện phải có những đối sách phù hợp trong việc tăng cường mối quan hệ với các đối tác.
Vì vậy việc tăng cường mối quan hệ với những đối tác của viện là một trong những yếu tố quan trọng và thiết yếu của Viện. Chính vì vậy mà Viện cần phải có những biện pháp cụ thể trang việc tăng cường mối quan hệ này. - Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường và duy trì tối đa các mối quan hệ sẵn có của Viện với các đối tác trong việc phối hợp, liên kết đào tao ở các hình thức và mức độ khác nhau để thích ứng với thực tiễn sản xuất – kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Tìm kiếm và khai thác các mối quan hệ với những đối tác mới để có thêm được các nguồn lực tạo điều kiện cho sự phát triển lớn hơn của Trung tâm.
- Nội dung của biện pháp
Đánh giá, tổng thể các hình thức và mức độ phối hợp, liên kết với các đơn vị, nhà trường và doanh nghiệp hiện có của Viện.
Xây dựng kế hoạch và tăng cường mối quan hệ của Viện với các đối tác sẵn có nhằm duy trì tốt mối quan hệ đó để phát triển Trung tâm. Đồng thời có kế hoạch mở rộng, tìm kiếm thêm đối tác mới để mở rộng, phát triển thêm thị trường sản xuất – kinh doanh cho Trung tâm.
Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ đã dự kiến.
Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có các quyết sách phù hợp với tình hình biến động của xã hội.
- Qui trình thực hiện biện pháp Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Tổ chức, đánh giá tổng kết các hình thức và mức độ liên kết, phối hợp giữa Viện và các đối tác, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở cho việc cải tiến và hình thức liên kết, phối hợp, xác nhận tỷ lệ học viên được các đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận saukhi hoàn thành khóa học (động tác này cần cụ thể tỷ lệ học viên được bố trí làm việc đúng chuyên môn đào tạo hay trái ngành, từ đó Viện sẽ rút kinh nghiệm trong việc định hướng và tư vấn chuyên môn cho học viên. Từ việc phân tích đánh giá cần chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở cho việc tăng cường mối quan hệ với các đối tác. Toàn bộ công tác đánh giá này do trung tâm đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện, lãnh đạo các Trung tâm có liên quan để tham mưu, góp ý, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao.
Với nền tảng có sẵn, mạnh dạn tìm kiếm, khai thác các mối quan hệ mới các hình thức đào tạo khác để mở rộng hình thức đào tạo, phối hợp đào tạo với các đối tác mới đối với Viện. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Viện để các đơn vị, doanh nghiệp biết đến bằng nhiều hình thức như thư gửi tới từng đơn vị, doanh nghiệp; nhân viên tư vấn đến tư vấn trực tiếp và thông qua trang web của Viện để họ có thể tiếp cận được các thông tin đầy đủ, chính xác, cụ thể về hoạt động đào tạo của Viện. Từ đấy họ có các yêu cầu đặt hàng, ký hợp đồng hay liên kết, phối hợp đào tạo với Viện.
Tuyên truyền ý thức cho mỗi một CB, GV…. . về công tác liên kết và phối hợp với các đối tác để họ thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp và thực hiện các nhiệm vụ tạo nguồn thu cho Viện.
Để tăng cường mối quan hệ của Viện, thì Viện cần cầu thị hợp tác, thể hiện năng lực nội hạt (năng lực tài chính, năng lực con người, năng lực quản lý…. . ) và tăng cường các điều kiện về đảm bảo chất lượng đào tạo (mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu sản xuất, chất lượng đội ngũ CB, GV, cơ sở vật chất…. ) nhằm khảng định uy tín của Viện tạo niềm tin cho các đối tác cùng tham gia liên kết, phối hợp và cùng tăng dần mức độ phối hợp. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá
Viện cử CB thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc duy trì mối quan hệ với các đối tác. Thu thập ý kiến từ sự phản hồi của đối tác về chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo. Từ đó có những phát hiện kịp thời về sai sót, hạn chế để chấn chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả của biện pháp thông qua tỷ lệ học viên được đào tạo theo các hình thức và mức độ liên kết, phối hợp mới.