Theo từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa – 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục
tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bàng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”.
Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.
Chính vì vậy việc đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn có thể được xem một quá trình bao gồm các bước cơ bản sau:
- Phân tích tình hình/ xác định nhu cầu đào tạo;
- Xác định mục đích chung và mục tiêu (aims and objectives); - Xây dựng, thiết kế (design);
- Thực thi (implementation); - Đánh giá (evaluation); - Hoàn thiện.
Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo để làm cơ sở để xây dựng mục tiêu và thiết kế cấu trúc, nội dung chương trình. Viện cần khảo sát xây dựng đặc điểm chuyên môn, bảng phân tích công việc và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể.
Viện có kế hoạch cử bộ phận có chức năng đi phân tích tình hình thực tế của Viện với các đối tác để xác được nhu cầu đào tạo của các đối tác đối với Viện. Từ đó có những phương án triển khai như là: hướng đội ngũ giáo viên biên soạn các giáo trình phù hợp với nhu cầu đào tạo của đối tác, cập nhật các giáo trình cũ cho phù hợp với nhu cầu hiện nay, chuẩn bị các trang thiết bị theo nhu cầu có thể……
Việc xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu nhưng là nền móng vững chắc cho những bước kế tiếp. Nên bước nền móng này phải vững chắc, đúng hướng và phù hợp với nhu cầu đào tạo thực tế
Bước 2: Xác định mục đích chung và mục tiêu (aims and objectives)
Theo quan điểm đào tạo, đặc biệt là đào tạo để hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội, việc định hướng đào tạo hình thành năng lực then chốt có ý nghĩa quan trọng. Việc đầu tiên là Viện tuân thủ theo mục đích giáo dục chung của đất nước
“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Bên cạnh đó Viện sẽ có những phương án triển khai đào tạo trong Viện theo mục đích riêng để đạt được lợi ích giữa Viện và các đối tác.
Bước 3: Xây dựng, thiết kế
Chương trình đào tạo cần được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm về thể chế, chính sách, chức năng, quyền hạn của Viện và theo những yêu cầu xu hướng thực tiễn, đồng thời phải thể hiện sự tiếp tục, kế thừa và phát triển các chương trình đào tạo đã có.
Tùy thuộc vào chức năng đào tạo, nhu cầu đào tạo của đối tác mà Viện có những chương trình và cấu trúc chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo được thực hiện theo các môn học, học phần hoặc các Mô-đun với quỹ thời gian và quy trình quy định hay các yêu cầu của bên đối tác. Vì vậy Viện nên lập kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo trong đó xác định rõ các môn học, học phần, các khóa học ngắn hạn hay dài hạn hoặc các hoạt động trong khuôn khổ đào tạo của viện của chương trình, trình tự các môn và phân phối thời gian chi tiết cho từng loại.
Nội dung chương chương trình đào tạo, bài giảng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu (cả về hệ thống tri thức lý thuyết cũng như ký năng thực hành), bảo đảm mối liên hệ và logic của các nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tiễn sản xuất – dịch vụ. Cần đa dạng hóa các nội dung đào tạo
Bước 3 Thực thi
Dựa trên các yêu cầu về đối tượng, phạm vi thực hiện, các điều kiện tổ chức triển khai thực hiện, phương pháp dạy học, các nguồn lực đảm bảo về cơ sở vật chất, tài liệu dạy – học, phương tiện, đội ngũ giáo viên… mà thực thi chương trình. Đặc biệt, việc hướng dẫn thực hiện chương trình cần nêu rõ các yêu cầu về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn bộ quá trình dạy – học và kết thúc quá trình dạy học (thi hoặc đánh giá tốt nghiệp…. )
Bước 5: Đánh giá
Việc đánh giá chương trình cần thực hiện bằng kết quả thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học viên, các tầng lớp xã hội khác như phụ huynh học sinh, người sử dụng lao động.
Đánh giá chương trình nhằm phát hiện xem chương trình đào tạo được thiết kế, phát triển và thực hiện có tạo ra hay không những sản phẩm, kết quả mong muốn. Đánh giá giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu hoặc những hạn chế của chương trình trước khi đưa chương trình vào thực thi.
Chính vì vậy Viện thành lập ban đánh giá bao gồm lãnh đạo Viện, CBQL chuyên môn, các chuyên gia, người có chuyên môn cao, giáo viên có bề dày kinh nghiệm có năng lực để xác thực chương trình về tính khả thi của nó trong thực tiễn đào tạo.
Chương trình mới phải có nội dung phong phú, cập nhật thông tin mới, bổ xung theo hướng hiệu quả và phát triển, phù hợp với nhu cầu thực tiễn hơn