vụ và tâm huyết với nghề.
- Mục tiêu của biện pháp
Người giáo viên có năng lực sư phạm, có nghiệp vụ và tâm huyết với nghề thì có thể thích ứng ngay với các yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp. Người GV có năng lực sư phạm tốt giúp học viên nhanh chóng nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt.
- Nội dung của biện pháp
Đặt yêu tiên lên hàng đầu trong việc tuyển chọn đội ngũ người dạy có năng lực sư phạm, có tâm huyết với nghề để thích ứng kịp thời với xu hướng xã hội và các doanh nghiệp trong các nhu cầu thực tiễn
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về ý nghĩa của việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và trách nhiệm của mình đối với công việc để đáp ứng kịp thời với thực tiễn.
+ Đánh giá tổng thể năng lực của từng GV + Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thi đưa khen thưởng hợp lý, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ GV có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm.
+ Kiểm tra trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên so với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
+ Tổ chức thao giảng để đánh giá, rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho GV được học hỏi lẫn nhau.
- Quy trình thực hiện biện pháp Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Rà soát, phân loại trình độ năng lực của dội ngũ giáo viên và nhữnggiáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề.
- Lập kế hoạch cho GV đi đào tạo, tự đào tạo bồi dưỡng, đi tham quan tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các đơn vị chuyên môn theo các nội dung chuyên đề cụ thể với dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm.
- Xây dựng kế hoạch mới mời chuyên gia, những người có chuyên môn cao tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học cùng GV của Trung tâm để trao đổi kinh nghiệm.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức để đôi ngũ giáo viên thấy đượcý nghĩa và tính cấp thiết của việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm phù hợp để thích ứng với thực tiễn doanh nghiệp. Trong đó chú ý:
+ Công tác tuyên truyền phải được thực hiện trong tổ chuyên môn thông qua các cuộc họp định kỳ.
+ Việc tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục dưới sự chỉ đạo thống nhất và tích cực từ phía Trưởng Trung tâm, giáo viên trưởng với nhiều nội dung, hình thức và phương pháp khác nhau. Đồng thời đi kèm với công tác tuyên truyền phải có những hoạt động khuyến khích cụ thể nhằm động viên, khen thưởng, nêu gương và đôi lúc cần những biện pháp hành chính, chế tài mang tính bắt buộc.
Trưởng Trung tâm chỉ đạo tổ chuyên môn đưa nội dung nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của GV vào chương trình công tác tháng, quý và năm để triển khai thực hiện.
Phòng tổ chức - hành chính dưới sự chỉ đạo của Trưởng Trung tâm tổ chức, khảo sát, phân loại trình độ năng lực của đội ngũ GV.
Trên cơ sở điều tra hiện trạng của đội ngũ GV, nghiên cứu đề ra các giải pháp, chính sách thỏa đáng để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn gồm các GV có trình độ chuyên môn giỏi, năng lực sư phạm tốt, có thâm niên lâu năm, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề để bồi dưỡng các thế hệ tiếp theo
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch cho GV đi đào tạo, tự bồi dưỡng, đi tham quan tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các đơn vị chuyên môn trong ngành Hàng không theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm.
+ Kế hoạch dài hạn: Trung tâm xây dựng kế hoạch 3 đến 5 năm cử CBQL, GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, song vẫn trên nguyên tắc đảm bảo các hoạt động của trường và chất lượng đào tạo. + Kế hoạch ngắn hạn: Dựa trên nhu cầu thực tế của GV và yêu cầu đạt chuẩn về đội ngũ GV, Trung tâm cần tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế theo từng học kỳ, năm học, hay khóa học trong các lĩnh vực: tin học, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý…. để có kế hoạch tổ chức luân phiên đi học tập. Đối với tin học cần quy định mốc thời gian cụ thể cho từng GV phải đạt tới trình độ nhất định để có thể phục vụ tốt cho công tác chuyên môn. Việc tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: tiến hành cho các GV chưa được bồi dưỡng và GV mới tuyển dụng về Trung tâm. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho Gv là để trang bị kiến thức và ký năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của thực tiễn doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Học tập theo chuyên đề thực tế và tham quan thực tế: hàng năm cần sắp xếp kế hoạch cho GV học tập các chuyên đề và đi tham quan thực tế ở các đơn vị trong TCT để tích lũy kiến thức, cập nhật công nghệ, đánh giá chất lượng học viên sau khi được đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp hay TCT. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến từ phía các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động là học viên của Trung tâm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Tiến hành đánh giá, phân loại trình độ thực tế của GV làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng có thể phân theo 4 loại:
+ Giáo viên không đáo ứng được yêu cầu;
+ Giáo viên đáp ứng được nhu cầu nưng cần bổ xung một số mặt; + Giáo viên đáp ứng tốt và có khả năng phát triển tốt;
+ Giáo viên đáp ứng tốt, có khả năng phát triển tốt và có tâm huyết với nghề.
- Đối với GV không đáp ứng được yêu cầu cần thuyên chuyển vị trí công tác phù hợp song tạo điều kiện cho GV tiếp tục học tập để nâng cao trình độ.
- Đối với GV đáp ứng được yêu cầu nhưng cần bổ sung thêm một số mặt. Trung tâm cùng với tổ bộ môn có sự phối hợp chặt chẽ để tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích các nhân tự nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm.
- Đối với giáo viên đáp ứng tốt và có khả năng phát triển thì có chính sách thỏa đáng, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành đội ngũ GV cứng của Trung tâm. Nhưng bên cạnh đó tuyên truyền, giác ngộ ý thức cho họ trở thành những người có trách nhiệm với công việc, có tâm huyết với nghề.
- Đối với GV đáp ứng tốt, có khả năng phát triển và có tâm huyết với nghề thì Trung tâm có được những chính sách ưu đãi thích đáng, quan tâm, bồi dưỡng họ trở thành đội ngũ GV cốt cán của Trung tâm.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ: căn cứ vào kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và căn cứ vào kết quả đánh giá phân loại GV, Trung tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng GV cụ thể:
+ Trang bị kiến thức, ký năng tối thiểu cho GV theo quy định chuẩn GV, GV chuyên môn nghiệp vụ của ngành: Có bằng đại học ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng Anh, nếu không phải là bằng đại học ngoại ngữ chuyên ngành sư phạm thì có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Có trình độ ngoại ngữ khác trình độ B, có trình độ tin học B trở lên, có chứng chỉ đào tạo chuyên môn chuyên ngành hàng không.
+ Quan tâm, chú trọng nâng cao kiến thức cơ bản, trên cơ sở đó tăng cường bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, công nghệ, từ đó GV có điều kiện chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
+ Quan tâm, chú trọng bồi dưỡng tay nghề cho GV nhằm thực hiện thành thạo các kĩ năng, kĩ xảo trong giảng dạy bộ môn cũng như là các môn chuyên ngành.
+ Có kế hoạch cho GV đi tham quan, tập huấn (dài hoặc ngắn hạn) tại các đơn vị của TCT có công nghệ sản xuất mới, thiết bị hiện đại; hoặc mời chuyên gia của các đơn vị hay doanh nghiệp đến Trung tâm để tập huấn cho GV mà nội dung, chương trình tập huấn đó do Trung tâm đã thống nhất với các đơn vị.
Đăng ký các đề tài khoa học cho GV của Trung tâm, phối hợp với chuyên gia của các đơn vị, nhờ đó các thực nghiệm khoa học, các kết quả nghiên cứu sẽ được thống kê, xử lý qua thực tiễn kinh doanh, sản xuất cở các đơn vị.
Một trong những cách để tác động vào GV để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm là cần phải xây dựng được cơ chế, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng hợp lý và đủ mạnh, đồng thời tạo môi
trường thuận lợi để đội ngũ GV có động lực và tích cực học tập, bồi dưỡng. Môi trường thuận lợi, dân chủ, bình đẳng và thông thoáng sẽ giúp họ phát huy hết năng lực, sở trường, trí tuệ và nhiệt huyết nghề của họ để góp phần thành công chung của Trung tâm.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá
Thiết lập các tiêu chí cụ thể để có cơ sở kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời qua đó đúc rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục tốt hơn trong các lần tiếp theo. Kết thúc mỗi nội dung, chương trình tập huấn, phối hợp với các đơn vị để kiểm tra đánh giá trình độ năng lực của GV dự tập huấn so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Phòng QLCB – HV, tổ bộ môn có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc nâng cao trình độ chuyên môn, Năng lực sư phạm của GV. Công tác kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Thông qua kiểm tra, đánh giá có thể rà soát, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm để hạn chế và khắc phục và để có những biện pháp phát huy và khắc phục.
Qua việc kiểm tra, đánh giá để có thể phát hiện những tập thể, các nhân làm tốt để tiếp tục sử dụng, phát huy một cách có hiệu quả, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, hạn chế.