Việc giám sát, kiểm tra, điều chỉnh là một nỗ lực có hệ thống nhằm xác định được những chuẩn mực (tiêu chuẩn) khi đối chiếu với các mục tiêu đã được kế hoạch hóa; thiết kế một hệ thống tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực xác định; xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng; tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo rằng những nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Quy trình giám sát, kiểm tra, điều chỉnh
Ngay từ đầu năm Viện có kế hoạch xây dựng về giám sát, kiểm tra các hoạt động đào tạo của Viện: Cần xây dựng rõ nội dung, mục đích, giám sát, kiểm tra, đề ra tiêu chuẩn kiểm tra, bộ phận được kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời gian và địa điểm, đồng thời từng tháng từng quý Viện có kế hoạch điều chỉnh các hoạt động cho hợp lý, hiệu quả.
- Nội dung của kiểm tra, giám sát, điều chỉnh:
Giám sát thường xuyên các hoạt động đào tạo thông qua kế hoạch, lịch làm việc, thời khóa biểu để biết được các hoạt động đào tạo đang diễn ra như
thế nào, có hiệu quả không, có cần sự hỗ trợ thêm từ các bộ phận khác của Viện không… Bên cạnh đó tiến hành công tác kiểm tra: Cần thông báo cho giáo viên biết kế hoạch kiểm tra để có sự chuẩn bị, thông qua kiểm tra có báo trước sẽ đánh giá được sự cố gắng cao nhất. Ngoài ra cần kết hợp kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá công tác dạy học một cách toàn diện, chính xác. Định hướng và điều chỉnh kịp thời những sai sót, khắc phục các nhược điểm đã thể hiện thông qua quá trình kiểm tra
- Đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát và điều chỉnh: So sánh với cấc tiêu chuẩn, kết luận mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai sót để đề ra biện pháp khắc phục. Giám sát thường xuyên và thực hiện kịp thời các hoạt động đào tạo sau khi đã tiến hành đánh giá, nhận xét để thấy được sự cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy của giáo viên sau khi đã điều chỉnh theo chiều hướng tốt hơn, phù hợp hơn.
- Nội dung đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh
+ Đánh giá, kiểm tra giáo viên qua công tác chuẩn bị lên lớp và thông qua kết quả thanh kiểm tra thực tế công tác giảng dạy, đồng thời thông qua sự nỗ lực điều chỉnh hợp lý sau kết quả kiểm tra.
+ Đánh giá, kiểm tra thông qua sự hiểu biết và nhận thức của học sinh thông qua các kì thi công bằng, nghiêm túc.
+ Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung giảng dạy để đảm bảo rằng giáo viên đã thực hiện theo đúng chương trình, nội dung, mục tiêu đã đề ra bằng các phương pháp thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy thực tế đột xuất, giáo án, kiểm tra mức độ hiểu biết, nhận thức của học sinh.
+ Điều chỉnh ngay những sai sót thông qua thanh, kiểm tra thực tế về công tác chuyên môn, giáo án, sổ công tác cho phù hợp với quy định, yêu cầu cũng như kế hoạch đã xây dựng và những yêu cầu phát sinh thêm do phía đối tác hay trong các phương pháp đổi mới mới được cập nhật.