Tình hình cho vay của HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP. Hồ Chí Minh (Trang 52)

Theo đặc thù của ngành Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của HDBank. Để thuận lợi trong việc quản lý và hoạch định chiến lược phát triển, các sản phẩm tín dụng của HDBank được phân loại và quản lý theo thời hạn, đối tượng vay và mục đích của khoản vay theo quy định chung của Ngân hàng.

Xét về tổng thể, giai đoạn từ 2009 đến 2012, hoạt động tín dụng của HDBank có sự phát triển khá mạnh mẽ, tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Là Ngân hàng bán lẻ, HDBank xác định nhóm khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng mục tiêu, Ngân hàng đã có những nỗ lực trong việc mở rộng và phát triển mạng lưới khách hàng này.

Đến năm 2012, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 8.719 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ HDBank giai đoạn 2009 – 2012

Đvt:Tỷ đồng

Về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ

Nhìn chung giai đoạn 2009-2012 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ khá cao, đạt 56% năm 2010 và năm 2012 lên đến 72%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, năm 2011 tín dụng bán lẻ của HDBank tăng trưởng âm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tháng 2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với chính sách mở rộng đối tượng khách hàng doanh nghiệp của HDBank, thắt chặt đối với các khoản vay không đảm bảo, hạn chế vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất. Vì vậy mà năm 2011 nguồn vốn cho vay có sự dịch chuyển từ khối khách hàng cá nhân sang khối khách hàng doanh nghiệp. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ năm này chỉ chiếm 37% trong tổng tín dụng HDBank.

Đến năm 2012, hoạt động tín dụng của HDBank có sự cân đối trở lại giữa bán lẻ và bán buôn. HDBank đã triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay với tổng hạn mức tín dụng là 2.000 tỷ đồng. Theo đó, đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn sẽ được tham gia chương trình cho vay phát lộc của HDBank với mức lãi suất ưu đãi 8,6tr/năm trong 3 tháng đầu tiên để vay mua nhà ở và vay bổ sung vốn kinh doanh. Ngoài ra, HDBank cũng áp dụng mức giảm lãi suất lên đến 4%/năm cho các đối tượng khách hàng còn lại, đáp ứng đủ các điều kiện vay để sản xuất kinh doanh, vay mua, sửa nhà, vay mua xe ô tô và vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo. Nhờ các chính sách kích thích tăng trưởng tín dụng như vậy mà năm 2012 đã có sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của hoạt động tín dụng bán lẻ. Đến cuối năm 2012 đạt 8.719 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ tín dụng, đạt mức tăng trưởng 72% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ và bán buôn giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2012

Về chất lượng tín dụng bán lẻ

Song song với việc phát triển tín dụng, chất lượng và an toàn tín dụng vẫn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động tín dụng tại HDBank. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 1.1% đến 2012 là 2.35%, tuy có sự tăng lên nhưng vẫn duy trì ở mức dưới 3% theo thông lệ quốc tế, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung.

Về cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2012

Điểm sáng trong hoạt động cho vay của HDBank trong những năm gần đây là các chương trình ưu đãi lãi suất, thúc đẩy kinh doanh thông qua hoạt động liên kết, hợp tác với các đối tác bảo hiểm, chủ đầu tư dự án bất động sản,… nhằm cung cấp đa dạng các gói sản phẩm – dịch vụ, nâng cao tỷ lệ bán chéo sản phẩm và phát triển hơn nữa cơ sở khách hàng. Vì vậy mà nguồn vốn cho vay của HDBank tập trung chủ yếu ở 4 sản phẩm chủ yếu (chiếm tới 76% trong dư nợ tín dụng bán lẻ) là cho vay bổ sung vốn lưu động của các hộ sản xuất kinh doanh (34%), cho vay hỗ trợ nhu cầu mua nhà ở bao gồm Bất động sản kinh doanh (23%) và Bất động sản tiêu dùng (9%), cho vay góp vốn, kinh doanh chứng khoán 10%.

Được xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, HDBank đã có những nỗ lực trong việc phát triển các sản phẩm dành cho khối khách hàng cá nhân. Các dòng sản phẩm cho vay đối với cá nhân không ngừng được cải tiến và thiết kế phù hợp với các nhu cầu của khách hàng. Có thể kể đến các sản phẩm tiêu biểu như: cho vay bất động sản với thời hạn tối đa lên đến 20 năm, mục đích vay linh hoạt từ cho vay mua, xây dựng đến sửa chữa bất động sản, cho vay mua xe ô tô lên đến 72 tháng, tỷ lệ cho vay lên đến 95% giá trị xe, cho

vay tiêu dùng, thấu chi tài khoản….

2.3.3 Dịch vụ thẻ

Tham gia vào thị trường thẻ khá muộn (2010) nên số lượng thẻ của HDBank đến nay còn khá khiêm tốn. Năm 2010 số lượng thẻ nội địa của HDBank là 14.141 thẻ, đến 2011 tăng lên được 70.049 thẻ, đạt mức tăng trưởng 395%, nguồn thu từ thẻ chưa không đáng kể.

Bảng 2.8 Số liệu hoạt động kinh doanh thẻ của HDBank (2009-2012)

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ HDBank

Năm 2011, HDBank đã xúc tiến kế hoạch phát triển hệ thống thẻ, triển khai thành công sản phẩm Thẻ thông minh HDCard với nhiều ưu điểm nổi bật. Thông qua việc liên kết với tất cả các liên minh thẻ (Smartlink – Banknetvn - VNBC), HDBank giúp chủ thẻ thông minh HDCard có thể giao dịch tại hơn 10.500 máy ATM và dễ dàng thay đổi mật khẩu tại một số ngân hàng trong liên minh. Đồng thời còn triển khai thêm nhiều tiện ích khác cho các chủ thẻ như dịch vụ mua vé xem phim trực tuyến, miễn phí rút tiền mặt qua ATM thuộc liên minh Smartlink – Banknetvn – VNBC. Kết quả số lượng thẻ nội địa HDBank năm 2011 tăng 395% so với năm 2010, đây cũng là kết quả đáng khích lệ.

Biểu đồ 2.7 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa HDBank qua các năm 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank các năm

Năm 2012 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của HDBank trên con đường phát triển thẻ, nổi bật là việc HDBank được kết nạp trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và cho ra đời bộ sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, đây là snar phẩm được đầu tư công nghệ thẻ chip EMV có tính an toàn và bảo mật cao, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ. HDBank chỉ mới triển khai thẻ quốc tế từ tháng 10/2012, tuy vậy đến cuối năm 2012 thẻ quốc tế đã đạt được con số ấn tượng là 5.612 thẻ, bao gồm 1.691 thẻ tín dụng quốc tế và 3.921 thẻ ghi nợ quốc tế. Đây cũng là con số đáng kể đánh dấu cho sự mở đầu của giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thẻ quốc tế HDBank trong thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam hiện nay.

Về tiện ích gia tăng của thẻ, năm 2012 HDBank đã không ngừng nâng cao và mở rộng thêm các dịch vụ gia tăng tiện ích trên thẻ. Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ thông qua các kênh Banking, mBanking, ATM, người nhận sẽ nhận được tiền ngay tức thời. Ngoài ra còn có dịch vụ thanh toán học phí, tạo thêm tiện ích vượt trội đa dạng qua kênh ATM, iBanking dành cho sinh viên có phát hành thẻ liên kết với HDBank. HDBank đã cung cấp gói sản phẩm tài chính thiết thực này cho các trường Đại học và Trung học trên toàn quốc. Bên cạnh đó, HDBank còn áp dụng nhiều chương trình

tối đa lợi ích dành cho chủ thẻ như liên kết với các điểm ưu đãi thuộc nhiều lĩnh vực như thời trang, mua sắm, ẩm thực, di lịch,….với nhiều mức chiết khấu khấu khác nhau.

Nhờ những chính sách phát triển tích cực trên mà hoạt động thẻ năm 2012 của HDBank đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên so với các ngân hàng đi đầu về bán lẻ khác thì hoạt động kinh doanh thẻ của HDBank chiếm thị phần khá nhỏ, số lượng máy ATM và POS của HDbank vẫn còn ít. Để tăng sức cạnh tranh và tăng nguồn thu từ dịch vụ thẻ thì HDBank cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa số thẻ phát hành ra cũng như mạng lưới ATM và POS để thuận tiện cho khách hàng sử dụng.

2.3.4 Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP. Hồ Chí Minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)