Tình hình huy động vốn của HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP. Hồ Chí Minh (Trang 45)

Về kết quả huy động vốn:

Biểu đồ 2.2 Kết quả huy động vốn của HDBank giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank

Kết quả huy động vốn nói chung và huy động vốn bán lẻ nói riêng của HDBank từ 2009 đến 2012 đều tăng, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 49%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2012 đối mặt với tình trạng suy thoái, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, HDBank đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình huy động vốn. Năm 2009 HDBank đã hoàn thành chương trình CoreBanking, ứng dụng phần mềm NH lõi để phát triển sản phẩm mới, đưa vào hoạt động nhiều sản phẩm huy động mới, đồng thời nâng cao chất lượng quản trị hệ thống, triển khai thành công 2 sản phẩm dịch vụ: Internet Banking và SMS Banking đưa vào chính thức hoạt động năm 2010. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn huy động bán lẻ giai đoạn 2009-2012.

bán lẻ đạt 25.957 tỷ đồng, chiếm 56% tổng vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng khá cao so với năm 2011 là 76%. Có được kết quả này là do trong năm 2012 HDBank đã triển khai 1 loạt các sản phẩm đa dạng, phong phú, linh hoạt trong phương thức trả lãi như trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm…., đồng thời phát triển thêm 2 sản phẩm mang tính đột phá là sản phẩm tiền gửi Tích lũy tương lai và tiền gửi Bảo An tương lai với chương trình bảo hiểm cực hấp dẫn tối đa lên đến 24 tỷ đồng tặng kèm khách hàng khi tham gia. Bên cạnh đó đi kèm với 1 loạt những chương trình khuyến mãi và ưu đãi lớn cho các khách hàng gửi tiết kiệm đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến các sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng.

Về cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo kỳ hạn ( 2009 – 2012)

Đvt: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo kỳ hạn (2009 – 2012)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của HDBank

Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, ta thấy ở HDBank giai đoạn 2009-2012 chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2009 và 2010 là 2 năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động của các Ngân hàng, đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn, thời điểm này các Ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động tiến sát với mức lãi suất trần cho vay. HDBank là Ngân hàng nằm trong danh sách là một trong những Ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên gần kịch trần để giữ chân khách hàng, trước những diễn biến nóng của lãi suất huy động như vậy thì đa số người dân với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng nên chọn những gói sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy giai đoạn này nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dưới 6 tháng, chiếm khoảng 73% tổng vốn huy động bán lẻ, tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 20% so với năm 2009. Đứng thứ nhì trong tổng vốn huy động bán lẻ là nguồn vốn huy động ở kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, chiếm tỷ trọng 16% năm 2009 và 13% năm 2010.

suất huy động vốn, cụ thể ở thời điểm này là 12%/năm, các Ngân hàng đồng loạt đưa ra mức lãi suất tiết kiệm ở hầu hết các kỳ hạn là 12%/năm, cuộc đua lãi suất dừng lại. Đến năm 2011, mức tăng trưởng của nguồn vốn kỳ hạn dưới 6 tháng tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ, kéo theo đó là sự sụt giảm ở 2 kỳ hạn 6-12 tháng và trên 12 tháng. Lý giải cho kết quả này là do trong năm 2011, trong khi một số ngân hàng bán lẻ khác có sự phân biệt lãi suất huy động giữa các kỳ hạn như ACB áp mức lãi suất cao nhất 14%, Techcombank là 13.9% cho kỳ hạn 12 tháng và thấp hơn cho các kỳ hạn còn lại thì HDBank lại áp dụng biểu lãi suất kiểu đường thẳng với mức lãi suất 14%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Tâm lý người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn theo mức lãi suất cao, nhưng khi có sự ngang bằng lãi suất giữa các kỳ hạn thì sẽ ưu tiên chọn các kỳ hạn ngắn để gửi tiền. Chính vì vậy mà năm 2011, vốn huy động ở các kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng và trên 12 tháng ở HDBank có sự sụt giảm mạnh, tỷ lệ tăng trưởng âm khoảng 62%, từ chiếm tỷ trọng 13% năm 2010 xuống còn 3% trong tổng vốn huy động bán lẻ năm 2011. Thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn kỳ hạn dưới 6 tháng, chiếm 92% trong tổng huy động bán lẻ và đạt mức tăng trưởng 93%.

Đặc biệt ở năm 2012, có sự dịch chuyển nguồn vốn từ kỳ hạn dưới 6 tháng sang kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng do bởi sự thay đổi chính sách lãi suất của HDBank. Ở năm này, HDBank không còn áp dụng biểu lãi suất đường thẳng nữa mà đã có sự phân biệt mức lãi suất giữa các kỳ hạn, nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nên HDBank đã tăng mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên 12%/năm, và hạ mức lãi suất của các kỳ hạn thấp hơn xuống còn 9%/năm, kết quả đã rút ngắn sự chênh lệch tỷ trọng giữa 2 kỳ hạn.

Về huy động vốn không kỳ hạn của HDBank bao gồm sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là những sản phẩm được HDBank triển khai với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH. Do nhu cầu thanh toán và gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong dân cư không cao nên tỷ trọng của huy động vốn không kỳ hạn thấp, năm 2009 đạt 124 tỷ đồng và đến năm 2012 là 201 tỷ đồng. Nhìn chung trong 4 năm, huy động vốn không kỳ hạn tăng 77 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều, năm 2011 giảm 46% so với năm 2010, đến 2012 tăng 91%.

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn là sản phẩm chủ đạo trong danh mục huy động tiền gửi của HDBank. Đây là sản phẩm truyền thống và cũng là sản phẩm được HDBank tập trung huy động với mức lãi suất cạnh tranh và với các sản phẩm đa dạng.

Tuy nhiên HDBank cũng cần chú trọng phát triển thêm các sản phẩm không kỳ hạn khác nhằm tăng thêm doanh số cho Ngân hàng.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Bảng 2.4 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo loại tiền (2009-2012)

Đvt: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo loại tiền ( 2009 – 2012)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của HDBank

Trong 4 năm, tỷ trọng tiền gửi VND luôn tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng huy động vốn bán lẻ, đặc biệt là năm 2012 chiếm 87%. Mức tăng trưởng bình quân đạt 71% do sự hấp dẫn của lãi suất huy động VND có thời điểm được các ngân hàng đẩy lên tới 17%/năm vào cuối năm 2010 đã thu hút các khách hàng lựa chọn đồng nội tệ để đầu tư tiền gửi. Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm dần từ 15% năm 2009 xuống còn 7% năm 2012, sự chuyển dịch này nằm trong xu thế chung của các NHTM trong hệ thống. Nguyên nhân do giai đoạn này nhằm ổn định thị trường ngoại hối theo chính sách chung của NHNN, HDBank đã giảm dần lãi suất huy động USD từ 5,2%/năm kỳ hạn 12 tháng vào tháng 12/2010 xuống còn 3%/năm vào tháng 4/2011 đến 2012 ổn định ở mức 2%/năm, dẫn đến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng lớn.

Từ những phân tích trên có thể thấy được đặc điểm của nguồn vốn huy động bán lẻ của HDBank như sau:

- Về kỳ hạn: nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu tập trung ở kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống vì đây là kỳ hạn có mức lãi suất hấp dẫn đồng thời phù hợp với tâm lý kỳ vọng và khả năng kế hoạch dòng tiền của khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn khá cao dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng.

hơn so với USD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP. Hồ Chí Minh (Trang 45)