4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.1.1 Định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2020
Có thể nói, dệt may là một trong những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị xuất khẩu đã đẩy mạnh cán cân thương mại của ngành về hướng xuất siêu. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cố gắng tăng tỉ lệ xuất khẩu theo dạng FOB lên đồng thời tăng doanh thu cho xuất khẩu thông qua hình thức mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam nằm trong xu thế quốc tế hàng hóa, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng quyết liệt trên các phương diện. Điều đó đặt doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thử thách khắc nghiệt về cắt giảm thuế quan, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm…
- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển cho ngành, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa.
- Tập trung nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn lực đầu tư vào ngành, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất sơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Chú trọng đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm để tạo ra các sản phẩm thời trang có tính khác biệt cao, mẫu mã phong phú, đa dạng và thời thượng đáp ứng tiến trình xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Xây dựng các trung tâm thiết kế thời trang nhằm phục vụ việc đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm may mặc.
- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại các thị trường lớn như Thàng phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn khác.
- Xây dựng lộ trình đổi mới trang thiết bị và công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường đáp ứng được nhu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế.
- Phát triển ngành dệt may phải gắn với vấn đề bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao động nông thôn.