Giới thiệu về Tổng Công ty CP May Nhà Bè

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 25)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.1Giới thiệu về Tổng Công ty CP May Nhà Bè

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè

- Tên tiếng anh: NHABE GERMENT CORPORATION - JOINT STOCK

COMPANY - Tên viết tắt: NBC

- Địa chỉ: 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp.HCM - Trụ sở chính: Tân Thuận Đông – Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Điện thoại: (08) 38720077 – 38729124

- Fax: (08) 38725107

- Email: info@nhabe.com.vn

- Website: http://www.nhabe.com.vn

- Giấy ĐKKD số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2005

Được khởi công xây dựng từ năm 1972 với tên là KCX Sài Gòn do các cổ đông Đài Loan và Hồng Kông bỏ vốn ra đầu tư. Đến đầu năm 1975 hình thành cơ bản nhà xưởng cho 2 xưởng may là Ledgien và Symi. Tuy nhiên, bước vào họat động chỉ được một vài tháng thì đến 30/04/1975 KCX Sài Gòn được UBND Thành Phố tiếp quản, quốc hữu hóa và giao lại cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp may Khu Chế Xuất.

Năm 1976 Xí nghiệp may Khu Chế Xuất được chia làm 2 Xí nghiệp là May Độc lập và May cửu Long trên cơ sở 2 Xưởng may cũ là Ledgien và Symi.

Tháng 6/1980 do nhu cầu quản lý, Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định sáp nhập lại 2 XN trên và thành lập XN May Nhà Bè thuộc Liên Hiệp SX-XNK May theo Quyết định số 225CNn/TCQL ngày 03/06/1980 của Bộ Công nghiệp nhẹ

Tháng 03/1992 sau khi thông qua đề án chuyển đổi tổ chức và họat động của Xí nghiệp May Nhà Bè, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Tổng Công ty May Nhà bè là một thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ theo quyết định số 225/CNn-TCLĐ ngày 24/03/1992 của Bộ Công nghiệp nhẹ.

Đến năm 2004, Bộ Công nghiệp đã Quyết định chuyển Tổng Công ty may Nhà Bè thành Công ty cổ phần May Nhà Bè theo Quyết định số 74/2004/QĐ-BCN, ngày 06/08/2004.

Ngày 24/03/2005 Tổng Công ty đã được Sở Kế họach và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 4103003232. Tổng Công ty bắt đầu họat động sản xuất theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/04/2005.

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:  Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước

Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần... với những thương hiệu De Celso, Mattana, Novelty, Cavaldi, Style of Living, Navy Blue... từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ bán hàng tận tâm.

Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằng cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong nước và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của NBC là 251 triệu USD, năm 2010 là 302 triệu USD, năm 2011 là 347 triệu USD, năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là 480 triệu USD và năm 2014 đạt 514 triệu USD. Hiện tại, NBC là đơn vị sản xuất cho những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác như: - Thị trường Hoa Kỳ: Alfani, BCBG, Calvin Klein, Chaps, Club Room, Danny &

Nicole, Express, J.C. Penney, JF, Jones NY, Joseph Abboud, Kenneth Cole, Michael Kors, Perry Ellis, Pierre Cardin, Ralph Lauren, Robert Allan, Sean John, Stafford and Tommy Hilfiger.

- Thị trường châu Âu: Betty Barclay, Bonita, Burton, BMB, Canda, Debenhams, Decathlon, Dunnes, F&F, George, H&M, Jules, Mango, Marks & Spencer, Next, Orsay, Seidensticker, S.Oliver, Tom Tailor, We Fashion and Wool Mark. - Thị trường Nhật Bản: Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal.

Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000.  Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác

NBC có các đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực như: Truyền thông sự kiện, đầu tư tài chính, du lịch, vận tải, xây dựng, và đội ngũ công nhân viên lành nghề gần 20.000 người.

(Nguồn:http://nhabe.com.vn)

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức của NBC

(Nguồn: Phòng hành chính)

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại Hội Đồng Cổ Đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...

- Hội Đồng Quản Trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của

Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên. Hiện tại Hội đồng quản trị Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần có 5 thành viên, có nhiệm kỳ là 5 năm.

- Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

- Ban Giám Đốc: Ban Giám đốc của Công ty gồm có Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hành chính, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất và Phó Tổng Giám đốc thường trực. Tổng Giám đốc Tổng Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

- Phòng Kế Hoạch Thị Trường-XNK: Dự thảo các hợp đồng thương mại, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngắn, trung và dài hạn. Thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác, đảm bảo quan hệ đối ngoại với nưới ngoài, tìm thị trường ở nướ ngoài.

- Phòng Kỹ Thuật: Giải quyết các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm nghiên cứu các mẫu mới, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thiết kế mẫu đưa vào sản xuất. Nghiên cứu sử dụng các loại máy móc thiết bị, công nghệ, quản lý nâng cấp và đổi mới thiết bị công cụ , kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm của công ty, kiểm tra chặt chẽ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu nhập vào.

- Phòng Hành Chính: Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban Giám Đốc về vấn đề quản lý nhân sự. Tổ chức giám sát và lưu hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức đại hội, hội nghi của đơn vị.

- Phòng Kế Toán-Tài Chính: Theo dõi, hạch toán các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, phân tích và tính toán hiệu quả kinh tế xác định các chỉ tiêu giao nộp ngân sách.

- Phòng Quản Trị Chất Lượng: Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên phòng ban về hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban.

- Phòng Tổ Chức Lao Động Tiền Lương: Có nhiệm vụ quản lý, phân bổ điều động cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực của từng người nhằm phát huy hết khả năng của cán bộ công nhân viên vào những vị trí thích hợp để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Thực hiện việc tuyển dụng, sa thải nhân lực không phù hợp với nhu cầu của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, tiền thưởng cho công nhân nhằm giúp họ đảm bảo cuộc sống, tái tạo sức lao động và khuyến khích cán bộ công nhân viên tận lực cống hiến cho công ty cũng như xã hội. Lập các chiến lược dài hạn về đào tạo cán bộ chuyên môn cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên.

- Phòng Đầu Tư Pháp Chế: Tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh – đầu tư của công ty. Chủ trì dự thảo xây dựng, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty. Đề xuất, dự thảo kế hoạch xây dựng ban hành các quy định quản lý nội bộ của công ty.

2.1.4 Nguồn lực của công ty

Vốn:

Khi mới thành lập Công ty CP May Nhà Bè có tổng vốn kinh doanh 11.563.800.000 đồng. Trong đó:

 Vốn cố định: 8.153.300.000 đồng.

 Vốn lưu động khác: 2.653.500.000 đồng.  Vốn khác: 397.000.000 đồng

Lao động:

Bảng 2.1 – Số lượng người lao động của Công ty

Trình độ Số người Tỷ lệ Phân theo trình độ lao động 20.000 100%

- Đại học 938 4,69%

- Cao đẳng 350 1,75%

- Trung cấp, công nhân kỹ thuật 488 2,44%

- Công nhân may và khác có trình độ tốt nghiệp phổ thông

18.224 91,12%

Phân theo hợp đồng lao động 20.000 100%

- Không xác định thời hạn 19.844 99,22%

- Ký hợp đồng có thời hạn 156 0,78%

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)  Máy móc thiết bị:

Bảng 2.2 – Thống kê máy móc thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy móc thiết bị Số lượng

Máy khâu đơn 3.864

Máy khâu đôi 614

Máy ép Sympatex 16 Máy vắt sổ 785 Máy trải cắt tự động 3 Máy nổ 40 Máy thêu mắt xích 70 Máy đính nút tự động 122 Máy đính thanh tự động 171

Máy tạo lỗ khuy 120

Máy ủi 868

Máy rà kim 8

Các loại khác 2.125

Tổng cộng 8.200

Công ty CP May Nhà Bè được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và tiên tiến. Hiện công ty có trên 8.200 các loại thiết bị hiện đại đặc chủng, chuyên dùng được sản xuất tại Đức, Ý, Nhật,…Chưa kể các loại máy móc thiết bị của các công ty liên doanh với Công ty CP May Nhà Bè.

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây gần đây

Bảng 2.3 – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NBC

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 2.972,3 2.802,4 3.073,4 -169,9 -5,72 271 9,67 Chi phí 2.406,7 2.291,2 2.454 -115,5 -4,8 162,8 7,1 Lợi nhuận 565,6 511,2 619,4 -54,4 -9,6 108,2 21,17

(Nguồn: phòng kinh doanh)  Nhận xét:

- Qua bảng số liệu cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 giảm so với năm 2012. Doanh thu 2012 đạt 2972,3 tỷ đồng sang năm 2013 doanh thu đạt 2802,4 tỷ giảm 169,9 tỷ đồng. Doanh thu của năm 2013 so với năm 2012 giảm 5,72%. Trong năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và có khả năng thiếu đơn hàng và một số khách hàng giảm sản lượng trong năm. Lợi nhuận năm 2012 là 565,6 tỷ đồng, năm 2013 là 511,2 tỷ đồng giảm 9,6% so với năm 2012 (tương đương 54,4 tỷ đồng).

- Năm 2014, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, các thị trường lớn tăng trưởng và phục hồi chậm so với dự kiến dẫn tới thiếu đơn hàng. Hàng rào kỹ thuật và bảo bệ người lao động cho các đơn hàng xuất khẩu cũng như những quy định khắt khe về môi trường của khách hàng gây không ít khó khăn cho công ty.

- Năm 2014, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoản nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá nên nguồn vốn bị hạn chế, sức mua giảm, hàng tồn kho tăng,.. gây nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Tuy vậy năm 2014 vẫn là năm vượt khó thành công của NBC với sự quyết tâm cao độ của toàn thể CB-CNV và sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo Tổng công ty. Tổng kết năm 2014, doanh thu đạt được 3073,4 tỷ đồng, tăng 9,67% và lợi nhuận mà NBC đạt được tăng hơn nhiều so với năm 2013 là 21,17% (tương đương 108,2 tỷ đồng).

- Doanh thu và lợi nhuận tăng chủ yếu là do Công ty đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng có giá trị tăng cao làm cho lợi nhuận tăng đáng kể. Mặt khác, Tổng công ty cũng có sự chuyển đổi cơ cấu hoạt động, giảm số lượng các mặt hàng gia công và gia công lại, đồng thời tăng nhanh các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

2.2 Khái quát về thị trường may mặc Nhật Bản 2.2.1 Đặc điểm về thị trường may mặc Nhật Bản 2.2.1 Đặc điểm về thị trường may mặc Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Ví dụ như:

- Đồ lót, tất: mốt chiếm 70,5%

- Quần áo nữ: 56,4%là mốt; 37,5% là giá và còn lại là phẩm chất. - Comple nam: 50% là phẩm chất; 43,7% là mốt và còn lại là giá cả.

Thị trường này vẫn tiếp tục phát triển trong vài năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Người tiêu dùng và người mua hàng Nhật Bản có ý thức và mong muốn rất cao đối với vấn đề thiết kế và chất lượng. Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của sản phẩm.

(Nguồn: http://vietstock.vn)

Thuế nhập khẩu, các quy định nhập khẩu và thủ tục hải quan:

Nhật Bản không có hạn chế gì về nhập khẩu hàng dệt may. Các sản phẩm dệt may sử dụng chất liệu lông hoặc da với mục đích trang trí có thể sẽ phải tuân theo các quy định liên quan đến Công ước Washington.

Việc nhập khẩu hàng hóa phải tuân thủ theo Điều 71 Luật hải quan, cấm nhập khẩu các mặt hàng giả hoặc các mặt hàng không rõ xuất xứ. Điều 69-11 của Luật hải quan quy định cấm nhập khẩu các mặt hàng có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.

Quy định tại thời điểm bán hàng

Nhật Bản có các quy định sau đây liên quan đến việc bán các sản phẩm dệt may: - Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm - Luật độc quyền và duy trì thương mại công bằng (Luật số 54 năm 1947) - Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 25)