Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 48)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản vẫn còn gặp một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Hạn chế 1: Thương hiệu và sản phẩm của công ty chưa được biết đến rộng rãi do số lượng hội chợ công ty tham gia còn ít.

Biện pháp hiệu quả nhất để người tiêu dùng Nhật biết đến sản phẩm của công ty là tham gia các hội chợ triển lãm. Tuy nhiên, số lượng các hội chợ mà công ty tham gia còn hạn chế. Công ty chủ yếu tham gia các hội chợ triển lãm do Hiệp hội dệt may tổ chức trong nước. Số lượng hội chợ quốc tế mà công ty tham gia còn rất ít, nhất là các hội chợ được tổ chức ở Nhật Bản. Điều này làm hạn chế cơ hội được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến sản phẩm của công ty.

Nguyên nhân tồn tại hạn chế

Nguyên nhân khách quan: các hội chợ ở Nhật thường được đầu tư với quy

mô lớn và chi phí cao nên những doanh nghiệp tham gia phải có sự chuẩn bị đầu tư chu đáo về mọi mặt và có tài chính tốt. Hơn nữa, các hội chợ ở Nhật thường ưu tiên hàng của các doanh nghiệp trong nước hoặc những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Paris, London,… Điều này gây không ít khó khăn cho các công ty nhỏ hoặc chưa có thương hiệu trên thế giới.

Nguyên nhân chủ quan: công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường Nhật, công

ty thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Hệ thống thông tin về thị trường Nhật như các thông tin tổ chức các hội chợ triển lãm, công ty chưa cập nhật đầy đủ và kịp thời.

Hạn chế 2: Việc thực hiện hợp đồng của công ty thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất do công ty bị phụ thuộc vào bên thứ ba là những nhà cung cấp nguyên phụ liệu.

Việc công ty vẫn còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài như thế sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và làm cho công ty gặp không ít khó khăn khi đối tác là khách hàng lâu năm với mình. Và thời gian giao hàng cũng gặp nhiều trở ngại khi bị phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Những điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ sản xuất của công ty, ảnh hưởng đến uy tín của công ty nếu không giao hàng kịp cho các đối tác Nhật.

Nguyên nhân tồn tại hạn chế:

Nguyên nhân khách quan: nguồn nguyên vật liệu trong nước chưa đa dạng,

phong phú và còn hạn chế về mặt chất lượng để có thể thực hiện các sản phẩm gia công xuất khẩu. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng nên nguồn nguyên liệu trong nước khó có thể đáp ứng được.

Nguyên nhân chủ quan: chính là do công ty chưa tổ chức tốt trong khâu thu

mua nguyên vật liệu, còn bị động và phụ thuộc nhiều trong việc tiến hành tìm nguồn cung cho việc gia công xuất khẩu.

Hạn chế 3: Các sản phẩm chủ yếu của công ty là gia công cho nước ngoài nên vẫn chưa đem lại lợi nhuận cao và tạo ra được thương hiệu riêng cho sản phẩm may mặc của Tổng công ty CP May Nhà Bè.

Hình thức xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật cũng như sang các thị trường khác chủ yếu là hình thức gia công. Vì thế lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu chưa cao, sản phẩm của công ty ít được biết đến với thương hiệu riêng của mình mà chủ yếu được biết đến dưới thương hiệu của một doanh nghiệp khác ở nước ngoài.

Nguyên nhân tồn tại hạn chế:

Nguyên nhân khách quan: thị trường Nhật Bản là một thị trường tiềm năng

nhưng bên cạnh đó nó cũng là một thị trường khó tính, luôn yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng cũng như là có thương hiệu trên thế giới. Và thực trạng rõ nét của nền công nghiệp may mặc ở Việt Nam là đều tiến hành xuất khẩu

dưới dạng gia công sản phẩm – một hình thức sẽ chịu ít rủi ro khi thâm nhập vào thị trường mới tuy lợi nhuận sẽ không cao bằng sản xuất – xuất khẩu trực tiếp.

Nguyên nhân chủ quan: thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở

công ty là chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công. Và công ty vẫn chưa thật sự chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB sang thị trường Nhật Bản. Do vậy, hiệu quả đem lại không cao và chưa tạo dựng được thương hiệu riêng của mình trên thị trường Nhật Bản. Công ty còn hạn chế về thiết kế mẫu mã, kiểu dáng và không theo kịp xu hướng tiêu dùng của người dân Nhật Bản.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã cho ta một cái nhìn tổng thể về tình hình của Tổng công ty CP May Nhà Bè qua quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như là kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.

Qua phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty CP May Nhà Bè dựa trên những cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1, có thể thấy được những thành tựu của công ty khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản và những mặt hạn chế còn tồn tại của công ty. Trong những năm qua, ban lãnh đạo và toàn bộ CB-CNV của Tổng công ty CP May Nhà Bè đã cùng nhau nỗ lực phấn đấu trong việc phát triển việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản, công ty cũng đã thành công khi tìm kiếm cho mình những đối tác làm ăn quan trọng như Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc công ty còn ít tham gia hội chợ triển lãm quốc tế ở Nhật; việc thực hiện hợp đồng của công ty thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất do công ty bị phụ thuộc vào bên thứ ba là những nhà cung cấp nguyên phụ liệu; các sản phẩm chủ yếu của công ty là gia công cho nước ngoài nên vẫn chưa đem lại lợi nhuận cao và tạo ra được thương hiệu riêng cho sản phẩm may mặc của Tổng công ty CP May Nhà Bè là những hạn chế mà công ty cần khắc phục.

Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế đã phân tích ở trên là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản trong chương 3 để giúp công ty có thể kinh doanh hiệu quả hơn, đạt được những thành công trên thị trường Nhật Bản và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

CỦA TỔNG CÔNG TY CP MAY NHÀ BÈ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 48)