Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 44)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Nhật Bản

Đối thủ cạnh tranh quốc tế:

Ở thị trường Nhật Bản, công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU,..

Trong đó, có hơn 140 nước và khu vực tham gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất vào thị trường này. Trung Quốc chiếm 60,74% về lượng và chiếm 70,69% về giá trị tổng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản.

Tại thị trường dệt may Nhật Bản mặc dù là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này nhưng Việt Nam bị Trung Quốc (nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất) bỏ xa về kim ngạch, chủ yếu do không thể cạnh tranh về giá và mức độ đa dạng về mẫu mã của nước này.

Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây, còn Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do giá lao động ở Trung Quốc tăng và xu hướng dịch chuyển mua hàng từ nhiều nguồn cung cấp của tất cả các nước trên thế giới.

Tiếp đó là Hàn Quốc – một quốc gia được biết đến với ngành công nghiệp thời trang phát triển mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng lớn đến các nước Châu Á. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi nên Hàn Quốc có lợi thế hơn Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản. Hàng may mặc Hàn Quốc có

thể vận chuyển từ cảng Pusan (Hàn Quốc) đến Shimonoseki (Tây Nhật Bản) chỉ trong một ngày. Có thể nói đây là lợi thế vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với hàng mang tính chất thời vụ, góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí vận chuyển, đáp ứng nhanh và kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Đây là đối thủ cạnh tranh lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự gia tăng đồng Won thời gian gần đây và giá nhân công cao đã làm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Hàn Quốc giảm đáng kể nhất là những mặt hàng dành cho thị trường đại chúng. Vì thế, hiện nay Hàn Quốc chủ yếu tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cao cấp hơn là những mặt hàng bình dân như trước kia.

Tuy bất lợi cả về khoảng cách địa lý cũng như giá nhân công cao hơn hẳn các nước Châu Á nhưng hàng dệt may của Châu Âu vẫn có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản, bởi những mặt hàng xuất khẩu của EU sang thị trường này thường là những mặt hàng cao cấp, hợp thời trang và đắt tiền. Đó là những sản phẩm gắn với những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp thời trang thế giới, nhưng số lượng cung cấp chỉ có hạn.

Việc nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Mỹ bắt đầu tăng đáng kể từ cuối những năm 80. Điều đó biến Mỹ trở thành một trong những nhà cung cấp hàng may mặc quan trọng đối với Nhật Bản. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là những loại quần áo thông thường, thứ đến là các mặt hàng thời trang. Trên thực tế, một trong những thế mạnh về hàng dệt may của Mỹ là mặt hàng chất liệu cotton.

Xếp sau đó còn có nước Ấn Độ và các nước lân cận khác cũng là đối thủ tiềm năng của công ty và các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.

Ngoài ra, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng là đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Những công ty này vừa tiến hành hoạt động sản xuất trong nước vừa tiến hành tại nhiều nước châu Á khác và họ có một số lợi thế cạnh tranh vì có điều kiện thuận lợi để nắm bắt xu hướng trên thị trường và đáp ứng nhanh với những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng.

(Nguồn: http://vietstock.vn)

Các đối thủ cạnh tranh trong nước:

Ngoài các đối thủ nước ngoài, công ty NBC còn phải đối mặt với các đối thủ tại thị trường nội địa.

Tên công ty Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm

2014 (%)

Mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật

Tổng công ty CP May Nhà Bè

10 Áo sơ mi các loại

May 10 12,4 Áo sơ mi nam

An Phước 9 Quần áo phụ nữ và trẻ em

Bảng 2.7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của các đối thủ cạnh tranh nội địa

(Nguồn: http://vietstock.vn) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy công ty May 10 là đối thủ đáng gờm của NBC ở thị trường Nhật Bản với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 12,4%. Từ năm 1975, công ty May 10 đã chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu cho đến nay, công ty vẫn luôn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Công ty thâm nhập vào thị trường Nhật Bản năm 1994, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện nay, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chính của công ty May 10. Với ưu thế nổi bật về kinh nghiệm thiết kế, sản xuất các sản phẩm thời trang và vị thế dẫn đầu ngành hàng thời trang công sở tại Việt Nam, công ty May 10 kết hợp thế mạnh về năng lực thiết kế và bí quyết gia công các sản phẩm cao cấp quốc tế cùng với trình độ công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam và ngang tầm với khu vực để định hướng phát triển nhiều thương hiệu phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực của công ty May 10 là áo sơ mi nam và các sản phẩm chính của công ty là dành cho nam giới, trong khi công ty May Nhà Bè có mặt hàng chủ lực là áo sơ mi các loại. Theo đó, trong những năm qua công ty May Nhà Bè đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu thêm một số mặt hàng khác như là bộ Veston, comple, áo Jacket – một trong những mặt hàng chủ lực của công ty khi xuất khẩu qua các nước phương Tây. Điều này sẽ góp phần tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty May Nhà Bè trong tương lai.

Còn đối với công ty May An Phước thì có mức tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là 9% và mặt hàng chủ lực của công ty là quần áo phụ nữ và trẻ em. Tuy tỷ trọng kim ngạch hiện giờ của An Phước còn thấp so với các đối thủ khác nhưng trong tương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)