4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.3.2 Đối với công ty
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản để từ đó có thể lập ra những kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đạt được thành công.
- Công ty cần đầu tư hơn nữa trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người dân Nhật Bản. Theo đó, công ty cũng cần chú ý đến các kênh phân phối tại thị trường Nhật Bản để giúp cho thương hiệu công ty ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.
- Tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, để nâng cao phẩm cấp, năng lực thiết kế, tạo mẫu mã mới, xây dựng thương hiệu cho công ty.
- Tạo môi trường làm việc thoải mái cho CB – CNV của công ty. Bên cạnh đó, công ty nên có những chính sách đãi ngộ, lương thưởng đa dạng để nhân viên có động lực trong công việc, góp phần nâng cao năng suất sản xuất cho công ty. Song song đó, công ty cũng nên đầu tư các khóa học nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho nhân viên, cải thiện điều kiện làm việc, có những chính sách tốt để giữ chân thợ thạo nghề, tăng năng suất lao động.
- Giảm nhận các đơn hàng gia công lại, tập trung lên các kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh đầu tư sản xuất trực tiếp hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho công ty, đem về nhiều lợi nhuận hơn và cải thiện được mức sống cho nhân viên công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 dựa trên những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của công ty và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Một số giải pháp được đề ra là:
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về các thông tin hội chợ được tổ chức
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm với các khách hàng Nhật
Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nguồn nguyên phụ liệu trong nước Đẩy mạnh làm hàng FOB sang thị trường Nhật
Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa
Đa dạng hóa mẫu mã, chú trọng nghiên cứu phát triển mẫu mốt
Đồng thời còn đề xuất thêm một số kiến nghị đối với Nhà nước và công ty để giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Qua những vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu và thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty CP May Nhà Bè vào thị trường Nhật Bản, có thể thấy vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với công ty cũng như nền kinh tế là hết sức quan trọng, đó là một trong những động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước hiện nay.
Tổng công ty CP May Nhà Bè là một trong những công ty luôn dẫn đầu ngành dệt may trong sản xuất và xuất khẩu của cả nước. Trong thời gian qua, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản tăng đều qua các năm. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có nhiều thách thức đối với công ty, bởi sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng Nhật Bản. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường xuất khẩu khác của công ty. Đồng thời, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm, dần dần tạo sự chủ động trong khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CB - CNV trong công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho công ty.
Xuất khẩu là một chiến lược quan trọng của nước ta trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, không chỉ Tổng công ty CP May Nhà Bè mà các doanh nghiệp may mặc khác trong nước nên có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhất là những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá thương hiệu của công ty ra thị trường nước ngoài. Có như thế mới đem lại lợi nhuận cho công ty và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
Trần Văn Chu (2000). Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
TS Phạm Văn Dược - Đặng Thị Kim Cương (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS.TS Phạm Duy Liên (2012). Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống Kê
PGS.TS Lê Văn Tâm - TS Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Trang web: http://nhabe.com.vn http://google.com.vn http://www.vietrade.gov.vn http://www.vietnamexport.com http://vietstock.vn