4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2 Khái quát về thị trường may mặc Nhật Bản
2.2.1 Đặc điểm về thị trường may mặc Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Ví dụ như:
- Đồ lót, tất: mốt chiếm 70,5%
- Quần áo nữ: 56,4%là mốt; 37,5% là giá và còn lại là phẩm chất. - Comple nam: 50% là phẩm chất; 43,7% là mốt và còn lại là giá cả.
Thị trường này vẫn tiếp tục phát triển trong vài năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Người tiêu dùng và người mua hàng Nhật Bản có ý thức và mong muốn rất cao đối với vấn đề thiết kế và chất lượng. Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của sản phẩm.
(Nguồn: http://vietstock.vn)
Thuế nhập khẩu, các quy định nhập khẩu và thủ tục hải quan:
Nhật Bản không có hạn chế gì về nhập khẩu hàng dệt may. Các sản phẩm dệt may sử dụng chất liệu lông hoặc da với mục đích trang trí có thể sẽ phải tuân theo các quy định liên quan đến Công ước Washington.
Việc nhập khẩu hàng hóa phải tuân thủ theo Điều 71 Luật hải quan, cấm nhập khẩu các mặt hàng giả hoặc các mặt hàng không rõ xuất xứ. Điều 69-11 của Luật hải quan quy định cấm nhập khẩu các mặt hàng có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
Quy định tại thời điểm bán hàng
Nhật Bản có các quy định sau đây liên quan đến việc bán các sản phẩm dệt may: - Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng
- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm - Luật độc quyền và duy trì thương mại công bằng (Luật số 54 năm 1947) - Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại
Các quy định về nhãn mác
Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng và Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm đưa ra các quy định về nhãn mác đối với các mặt hàng dệt may.
Hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin sau đây: - Thành phần sợi vải
- Cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Cách thức giặt ủi tại nhà và các biện pháp xử lý sản phẩm khác cần phải ghi rõ sử dụng các ký hiệu được mô tả trong JIS L 0217 (các ký hiệu nhãn mác đối với việc xử lý các sản phẩm dệt may và cách thức dán nhãn đi kèm).
- Các sản phẩm không thấm nước: Với các sản phẩm dệt may có lớp bọc bên ngoài đặc biệt phải dán nhãn ghi rõ không thấm nước. Đối với các sản phẩm áo mưa, không cần thiết dán nhãn thông tin này trừ khi có lớp bọc bên ngoài với mục đích khác.
- Ghi rõ loại da được sử dụng cho sản phẩm: Các mặt hàng dệt may được sử dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù hợp với các điều khoản về dán nhãn chất lượng đối với các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhán chất lượng hàng gia dụng.
- Tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn phải được ghi rõ trên nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm mà là bên có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật (thông thường là nhà nhập khẩu) phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dưới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn.
Với dân số khoảng 120 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người 26 nghìn USD/năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 7-8 tỷ USD hàng may mặc. Năm 1997 hàng may Việt Nam xuất sang Nhật xấp xỉ 130 triệu USD, năm 1999 xuất sang Nhật chiếm 90% kim ngạch của mảng thị trường không hạn ngạch và đạt 500 triệu USD. Mặt khác, xuất sang Nhật thường là áo Jacket, quần áo sơ mi do các đơn vị phía Bắc gia công, áo Kimono do các đơn vị phía Nam thực hiện.
Đây tuy là thị trường đòi hỏi cao song cũng đầy hứa hẹn, nếu như đầu tư tốt, nâng cao được chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, nắm vững thị hiếu thì có khả năng hàng may mặc của ta sẽ phát triển mạnh ở thị trường này.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản Nhật Bản
Ngành may mặc là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam (sau Mỹ và EU). Đồng thời, Việt Nam cũng đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Italia) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật.
Đây là một thị trường nhập khẩu phi hạn ngạch đầy hứa hẹn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng ổn định, trung bình khoảng 20%/năm. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,25% so với năm 2013.
Hình 2.1 – Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản
(Nguồn: www.vietnamexport.com)
Bảng 2.4 – Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Kim ngạch XK 2,019 2,3764 2,62 0,3574 17,7 0,2436 10,25 (Nguồn: www.vietnamexport.com) Nhận xét:
- Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể là năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,019 tỷ USD sang năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đã đạt đến 2,3764 tỷ USD tăng 0,3574 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 so với năm 2012 tăng 17,7%. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,62 tỷ USD, tăng 0,2436 tỷ USD so với năm 2013 và tăng 10,25% so với năm 2013.
- Trong năm 2014, hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới. Trong đó thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu với kim ngạch đạt 9,82 tỷ USD; chiếm khoảng 46,9% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Thị trường Nhật Bản đứng thứ hai, kim ngạch đạt 2,62 tỷ
USD, chiếm 13,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đáng chú ý đây là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.
(Nguồn: www.vietnamexport.com)
2.3 Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty CP May Nhà Bè sang thị trường Nhật Bản sang thị trường Nhật Bản
2.3.1 Các hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản
Công ty đang áp dụng hai hình thức chính để xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản là nhận gia công quốc tế và sản xuất theo hình thức FOB.
Nhận gia công quốc tế: công ty tiến hành ký kết với các đối tác Nhật Bản những hợp đồng gia công. Các đối tác này sẽ cung cấp đầy đủ nguyên phụ liệu để công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của họ. Sau khi sản xuất xong, công ty sẽ giao lại thành phẩm cho các đối tác và nhận phí gia công.
Sản xuất theo hình thức FOB: công ty ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó tiến hành lên kế hoạch mua nguyên phụ liệu để sản xuất theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty sang thị trường Nhật Bản vẫn là gia công quốc tế và công ty vẫn chưa chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức FOB ở thị trường Nhật Bản. Vì các đối tác Nhật đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng cũng như các nguồn nguyên phụ liệu nên công ty còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu theo dạng FOB sang thị trường này.
2.3.1.1 Ngiên cứu tiếp cận thị trường Nhật Bản
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện bằng cả hai phương pháp: phát triển nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại thị trường. Để thực hiện nghiên cứu thị trường theo phương pháp tại bàn, công ty sử dụng nhiều nguồn khác nhau Liên hợp quốc UNCTAD, Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc, Thời báo kinh tế tài chính, các thông cáo báo chí và một số thông tin hữu ích trên internet. Ví dụ như để tìm hiểu về hệ thống kích thước quần áo cho nam giới tại Nhật, công ty đã tham khảo bản tiếng Anh tại website:http://www.jsa.or.jp/default_english.asp; và một số địa chỉ website như: http://www.meti.go.jp/english/index.html – Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản; http://www.jtia.or.jp/Eg/egindex.htm – Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản...
Phương pháp nghiên cứu tại thị trường ít được công ty áp dụng hơn do đòi hỏi chi phí cao. Công ty đã lựa chọn hình thức tiếp cận thị trường Nhật Bản hiệu quả
nhất là tích cực tham gia hội chợ, triển lãm thời trang trên thị trường Nhật Bản, đăng các thông tin về công ty cũng như sản phẩm của công ty trên các trang web mua bán, siêu thị trên mạng…để các đối tác Nhật Bản biết đến sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, số lượng các hội chợ mà công ty tham gia còn hạn chế.
2.3.1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh
Công ty cũng tiến hành tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản, qua đó xác định được các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là áo veston, áo sơ mi nam, nữ các loại. Thông qua các hội chợ sản phẩm quốc tế mà khách hàng tìm đến công ty và đặt hàng với công ty. Phòng kế hoạch sau khi nhận được E-mail của các đối tác sẽ xem xét, cân đối các điều khoản của đơn đặt hàng rồi gửi lại cho khách hàng đơn chào giá. Sau khi thống nhất được các điều khoản trong đơn chào giá thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Nhiều năm trở lại đây, công ty đã không ngừng lập ra các phương án kinh doanh hiệu quả để có thể phát triển và thu hút các đối tác tại thị trường Nhật Bản. Và hiện nay công ty đã có các đối tác cùng kinh doanh lớn mạnh như là: Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal. Có thể nói, công ty đã thành công trong bước đầu khi lựa chọn được những đối tác kinh doanh tiềm năng để có thể phát triển lâu dài tại thị trường nước ngoài.
2.3.1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng
xuất khẩu
Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, công ty sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu đồng ý, công ty sẽ viết một thư xác nhận gửi cho khách hàng. Nếu không chấp nhận thì công ty sẽ gửi đến khách hàng một thư trả lời đồng thời đưa ra những điều kiện mới để hai bên có thể thỏa thuận tiếp. Công việc này được phụ trách bởi nhân viên của phòng kế hoạch ở công ty. Thông thường, việc đàm phán qua thư chỉ được công ty áp dụng với những đối tác, khách hàng lần đầu tiên hợp tác với công ty để nhằm thiết lập các mối quan hệ và duy trì cộng tác sau này. Còn đối với các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn thì công ty sẽ cử người đàm phán trực tiếp với khách hàng.
Sau khi hai bên đã thống nhất các điều khoản thì hợp đồng được xác lập. Mỗi bên xác nhận làm hai bản, giữ lại một bản và gửi cho bên kia một bản. Hợp đồng xuất
khẩu được ký kết. Hợp đồng này có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản, qua e-mail, qua điện thoại hoặc có thể là khách hàng trực tiếp đến công ty đặt hàng.
Công ty chủ yếu là ký kết các hợp đồng gia công với đối tác Nhật Bản. Phương án này là phù hợp với yêu cầu của đối tác cũng như năng lực của công ty. Điểm đặc biệt khi ký kết hợp đồng gia công là luôn có một bản phụ lục về nguyên liệu và yêu cầu về bên cung cấp nguyên phụ liệu đó kèm theo.
Một số điều khoản được quan tâm trong hợp đồng mà công ty ký kết với đối tác Nhật Bản:
Điều khoản về chất lượng sản phẩm: như đã phân tích, người Nhật có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Do đó, trong hợp đồng, điều khoản về chất lượng rất được các đối tác Nhật quan tâm. Chất lượng sản phẩm sẽ do phòng quản trị chất lượng của công ty thực hiện. Sau đó, đại diện phía Nhật Bản sẽ kiểm tra lại theo đúng yêu cầu, phía đối tác Nhật sẽ cung cấp giấy chứng nhận về chất lượng cho công ty để sản phẩm có thể xuất khẩu. Nếu chất lượng sản phẩm không đạt được yêu cầu như đã thỏa thuận thì công ty buộc phải làm lại lô hàng đó, sao cho đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của phía đối tác.
Điều khoản về thời hạn giao hàng: các đối tác Nhật Bản bắt đầu bán quần áo mùa xuân vào đầu tháng Hai và khởi động chiến dịch giảm giá vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy để dành chỗ cho bộ sưu tập xuân hè mới. Các công ty bắt đầu bán quần áo mùa thu từ cuối tháng Bảy và bắt đầu giảm giá vào đầu tháng Một. Sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch bán hàng cả năm của đối tác Nhật Bản. Bởi vậy, công ty luôn tính kỹ từng công đoạn trước khi xuất khẩu như thời điểm thu mua nguyên vật liệu, tập trung phụ kiện, thời gian chuyên chở. Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì đã quá mùa giảm giá hoặc không còn hợp mốt.
Điều khoản về phương tiện vận tải: công ty thường ký kết hợp đồng theo điều kiện FOB nên đối tác Nhật là người chọn và tiến hành thuê phương tiện vận tải.
Điều khoản về thanh toán: là một trong những điều khoản mà công ty quan tâm khi ký kết hợp đồng với đối tác Nhật cũng như các đối tác khác. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn hơn 10.000 USD thì công ty bắt buộc đối tác
phải thực hiện thanh toán bằng phương thức L/C không hủy ngang để đảm bảo vấn đề thanh toán. Đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 10.000 USD công ty có thể sử dụng phương thức thanh toán điện chuyển tiền, phương thức nhờ thu. Thông thường, công ty thực hiện thanh toán đối với đối tác như sau: đối tác chỉ định người cung cấp nguyên vật liệu cho công ty và sẽ thanh toán hộ công ty. Khi thanh toán, số tiền này được trừ vào giá FOB xuất khẩu mà họ đã thanh toán hộ. Hoặc đối tác chỉ định người cung cấp nguyên vật liệu cho công ty nhưng không thanh toán hộ mà cung cấp hóa đơn để công ty tự thanh toán với nhà cung cấp đó.
2.3.1.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Để phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu (chủ yếu là gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng) công ty chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài theo yêu cầu của bên đặt hàng gia công. Công ty không phải mất thời gian để tìm kiếm nguồn hàng nên không phải chịu ảnh hưởng nhiều do sự biến động nguồn hàng gây ra. Công ty có quyền thu mua một số nguyên phụ liệu mà bên đối tác không bắt buộc phải nhập từ nguồn nào.
Đối với hình thức gia công, công ty sẽ được đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất chính như vải, còn các phụ liệu như cúc, chỉ…công ty được quyền thu mua từ nguồn khác. Đối với hình thức khách hàng đặt hàng thì công ty sẽ tiến hành nhập