4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại Hội Đồng Cổ Đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
- Hội Đồng Quản Trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của
Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên. Hiện tại Hội đồng quản trị Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần có 5 thành viên, có nhiệm kỳ là 5 năm.
- Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
- Ban Giám Đốc: Ban Giám đốc của Công ty gồm có Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hành chính, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất và Phó Tổng Giám đốc thường trực. Tổng Giám đốc Tổng Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Phòng Kế Hoạch Thị Trường-XNK: Dự thảo các hợp đồng thương mại, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngắn, trung và dài hạn. Thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác, đảm bảo quan hệ đối ngoại với nưới ngoài, tìm thị trường ở nướ ngoài.
- Phòng Kỹ Thuật: Giải quyết các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm nghiên cứu các mẫu mới, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thiết kế mẫu đưa vào sản xuất. Nghiên cứu sử dụng các loại máy móc thiết bị, công nghệ, quản lý nâng cấp và đổi mới thiết bị công cụ , kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm của công ty, kiểm tra chặt chẽ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu nhập vào.
- Phòng Hành Chính: Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban Giám Đốc về vấn đề quản lý nhân sự. Tổ chức giám sát và lưu hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức đại hội, hội nghi của đơn vị.
- Phòng Kế Toán-Tài Chính: Theo dõi, hạch toán các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, phân tích và tính toán hiệu quả kinh tế xác định các chỉ tiêu giao nộp ngân sách.
- Phòng Quản Trị Chất Lượng: Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên phòng ban về hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban.
- Phòng Tổ Chức Lao Động Tiền Lương: Có nhiệm vụ quản lý, phân bổ điều động cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực của từng người nhằm phát huy hết khả năng của cán bộ công nhân viên vào những vị trí thích hợp để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Thực hiện việc tuyển dụng, sa thải nhân lực không phù hợp với nhu cầu của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, tiền thưởng cho công nhân nhằm giúp họ đảm bảo cuộc sống, tái tạo sức lao động và khuyến khích cán bộ công nhân viên tận lực cống hiến cho công ty cũng như xã hội. Lập các chiến lược dài hạn về đào tạo cán bộ chuyên môn cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên.
- Phòng Đầu Tư Pháp Chế: Tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh – đầu tư của công ty. Chủ trì dự thảo xây dựng, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty. Đề xuất, dự thảo kế hoạch xây dựng ban hành các quy định quản lý nội bộ của công ty.