Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau – Công tyCổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 32)

D = đk n× Sd tp

1.3.2.3.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ SX giản đơn khép kín, tổ chức SX nhiều, chu kỳ SX ngắn xen kẽ liên tục.

Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp CP SX. Kỳ tính giá thành là định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Ví dụ : Tính giá thành điện, nước, bánh kẹo, than, quặng kim loại…

- Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định với đầu kỳ, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí SX đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:

Z = C + Dđk - Dck

Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau:

j = Z

sp S

Trong đó:

Z, j: Là tổng giá thành và giá thành đơn vị SP, lao vụ SX thực tế. C: Là tổng chi phí SX đã tập hợp trong kỳ.

đk

D , Dck: Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

sp

S : Là sản lượng thành phẩm.

- Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang, hoặc có nhưng ít và ổn định so với đầu kỳ nên không cần tính chi phí và sản phẩm dở dang, thì tổng chi phí SX đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Z = C

b. Phương pháp tính giá thành phân bước

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tục, nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định và không thể đảo ngược, mỗi bước công nghệ chế biến ra một loại nửa thành phẩm. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn (từng phân xưởng, đội sản xuất).

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng, hoặc cũng có thể là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.

Kỳ tính giá thành là định kỳ hàng tháng và ngày cuối tháng, phù hợp với kỳ báo cáo.

Trình tự tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng:

+ Căn cứ vào CP SX đã tập hợp ở giai đoạn công nghệ thứ nhất (phân xưởng 1), tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 đã SX hoàn thành trong kỳ theo công thức:

Tổng giá thành : 1 Z = C1 + Dđk1 - Dck1 Giá thành đơn vị: 1 j = Z1 1 S Trong đó: 1

Z , j1: Là tổng giá thành và giá thành đơn vị của NTP hoàn thành ở GĐ1.

1

C : Tổng chi phí SX đã tập hợp ở GDD1.

1

đk

D , Dck1: Chi phí của SP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ở GĐ1.

1

S : Là sản lượng NTP hoàn thành ở GĐ1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế ở giai đoạn này như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau – Công tyCổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 32)