Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức quản lý và phát

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 79)

doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Về quy mô hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Bến Tre đều có qui mô vừa và nhỏ, thị phần không lớn, sức cạnh tranh còn hạn chế, độ liên kết chưa nhiều. Để thị trường du lịch Bến Tre đạt yêu cầu và phát triển với tốc độ cao, năng động và hiệu quả, cần tiếp tục củng cố, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh cung ứng có sức cạnh tranh mạnh hơn. Để cụ thể hóa yêu cầu đó, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tương ứng chức năng của một ngành kinh tế quan trọng và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế trong khi thực tế Phòng Nghiệp vụ quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre hiện chỉ có 3 thành viên, chưa tương thích với yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài.

Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch. Phối hợp kiểm tra, xử lý các hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Du lịch.

Áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh; ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du lịch mới.

Tăng cường công tác quản lý, xét duyệt, cấp giấy phép hoạt động; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện qui chế hoạt động du lịch nhằm hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh, gây trở ngại cho thị trường thu hút khách du lịch.

“Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư ngân sách nhà nước làm “vốn mồi” để huy động và sử dụng nguồn vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước” [34, tr.12].

Thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với hình thức sở hữu đa dạng tham gia đầu tư, liên doanh liên kết để có lợi thế về qui mô, địa bàn hoạt động, đầu tư các công trình lớn, tạo nên các sản phẩm có tầm cỡ quốc gia, nhất là các dự án du lịch, cải tạo và nâng cấp các điểm, tuyến, khu du lịch, các cơ sở lưu trú, các công trình về kết cấu hạ tầng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch biển... phát huy tổng hợp nguồn nhân tài, vật lực, nâng cao sức cạnh tranh.

Bến Tre cùng với các ngành cần nghiên cứu cơ chế chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm giá, giảm thuế… đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch nhằm khuyến khích phát triển du lịch như nhiều nước đã thực hiện.

Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch Bến Tre theo các loại hình và qui mô phù hợp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động hợp pháp và hiệu quả, cần khuyến khích họ tăng thêm vốn, cải tiến kỹ thuật, phương thức phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, sử dụng đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp, cần thiết đưa đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

Tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh, hướng vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch… Đặc biệt, chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch để xe khách du lịch đến được các điểm du lịch vùng sâu, vùng xa mà trước đây chưa đến được, có nước sạch và ngọt cho cộng đồng dân cư và khách du lịch sử dụng đảm bảo an toàn và chất lượng. Nhà nước chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến các điểm, khu du lịch như cầu, đường, điện, nước,… còn các hạng mục kinh doanh dịch vụ thì kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia.

Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với các ngành kinh tế, xã hội trong tỉnh và cả mối quan hệ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,… tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi gắn với việc xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Sắp xếp, tổ chức hợp lý các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa mạnh mẽ như Công ty Du lịch Bến Tre đã tiến hành; thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX nhằm phát triển vững chắc và mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án tầm cỡ vào phát triển những khu du lịch qui mô lớn, hấp dẫn và hiện đại cùng với khu vui chơi giải trí sinh động để thu hút du khách và lưu giữ khách được lâu hơn.

Nhìn vào Khu du lịch Đại Nam ở tỉnh Bình Dương cho thấy, Bến Tre cần nỗ lực nhiều hơn để thu hút các dự đầu tư có qui mô lớn. Tuy nhiên, từ khi Cầu Rạch Miễu khánh thành, đưa vào sử dụng và với vị thế Bến Tre là lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, lượng du khách về Bến Tre tăng thêm thì khả năng thu hút đầu tư của Bên Tre đang bước đầu mở ngõ, thu hút đầu tư qui mô lớn, hứa hẹn nhiều nguồn lực để du lịch Bến tre phát triển trong thế liên hoàn, khép kín, phát huy lợi thế tiềm năng.

Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo tinh thần xã hội hóa thật mạnh khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như thực hiện tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vay để đầu tư tái tạo, nâng cấp và xây dựng mới các điểm, khu, tuyến du lịch, sản phẩm đặc thù của du lịch, vì đây là loại hình xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.

Xây dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp Bến Tre. Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xây dựng và hoàn thiện hóa hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường thông qua việc xác lập sản phẩm độc đáo, riêng biệt và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đảm bảo uy tín, danh tiếng.

Để tạo thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các cơ sở thủ công mỹ nghệ cần có sự đột phá trong khâu sáng tạo mẫu mã, cần có những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp giúp sức cũng như đầu tư nghiên cứu thị trường.

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành và ngoài ngành để mở rộng không gian cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các công ty lữ hành cần hợp tác với các làng nghề, vì trong xu thế hiện nay, du lịch sinh thái, du lịch xanh, tìm hiểu đời sống nghề nghiệp của cư dân địa phương là nhu cầu rất lớn khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa. Do vậy, cần đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn để các làng nghề có đủ

công cụ, nguyên liệu và nâng cao tay nghề cho người lao động, phục vụ tốt các tour du lịch như làng nghề sản xuất kẹo dừa, sản phẩm từ dừa, nuôi ong ở các xã ven sông huyện Châu Thành; nghề sản xuất cây giống, làm hoa kiểng ở Chợ Lách; nghề làm bánh tráng, bánh phồng ở huyện Giồng Trôm,...

Tăng cường quản lý và giám sát tốt các hoạt động du lịch, vì du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 79)