Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 35)

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên * Khí hậu

Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm là 27,30C và chia ra hai mùa rõ rệt:

mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1.250 đến 1.500 mm. Nhìn chung toàn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm vì nằm ngoài vĩ độ thấp, rất thích hợp cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.

* Sinh vật

Lãnh thổ Bến Tre được phân chia thành ba vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn; do vậy các loài động, thực vật hiện có khá phong phú. Tài nguyên thực vật rừng có 25 loài thuộc 19 họ, trong đó chủ yếu là cây nấm trắng, bần đắng, đước đưng, dừa nước có giá trị kinh tế và cải thiện môi trường. Tài nguyên về cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, các cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó dừa trái (diện tích, sản lượng lớn nhất cả nước), và những vườn cây ăn trái đặc sản năng suất, chất lượng cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi, xoài, nhãn, boòng boong, dừa xiêm,… tạo nên môi trường phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.

Tài nguyên động vật khá phong phú: 11 loài lưỡng thê, 32 loại bò sát, 19 loại thú, 25 loài chim. Vườn chim Vàm Hồ ở huyện Ba Tri với nhiều chủng, loài và đã được khảo sát, xếp vào danh sách các vườn chim lớn của Việt Nam. Những vật nuôi trong các hộ gia đình cũng khá phát triển cho sản lượng lớn như heo, gà, vịt, dê, ong lấy mật,...

Thủy hải sản được xem là thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Về cá, có 88 loại; tôm có 18 loài và các loài cua, nghêu, sò,... cho sản lượng lớn hàng năm. Đây là nguồn xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ và là nguồn thực phẩm đặc sản của tỉnh để phục vụ khách du lịch.

* Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị

+ Cồn Phụng ban đầu có tên là Cồn Nổi. Nằm giữa sông Tiền, án ngữ ngay cửa ngõ đi vào Bến Tre, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách

trung tâm thị xã 12 km. Cồn Phụng được đặt tên theo quan niệm “tứ linh”: (Long, Lân, Qui, Phụng) hình thành bởi phù sa, có diện tích 52 ha với những vườn cây trái sum suê, môi trường sinh thái trong lành, khí hậu mát mẻ, xung quanh sông nước bao bọc. Ngoài việc tận hưởng khí trời, gió sông mát lạnh, du khách còn tham quan quần thể kiến trúc “Đạo Dừa” trước đây và biết thêm về làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa với nhiều hộ gia đình nuôi ong lấy mật làm hàng mỹ nghệ, hàng gia dụng từ sản phẩm của cây dừa. Đây còn là nơi ngắm nhìn cây cầu Rạch Miễu hiên ngang dáng đứng trải dài nối liền hai bờ Tiền Giang - Bến Tre, là điểm hội tụ mơ ước của người dân Bến Tre, tạo thêm nét “quyến rũ” mới trong quá trình thu hút khách du lịch.

+ Cồn Qui nằm giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch và xã Quới Sơn huyện Châu Thành, thuộc nhóm cồn tứ linh. Cồn Qui có diện tích 40 ha, với những vườn cây trái trĩu cành, mang nét hoang sơ của miệt vườn sông nước, môi trường sinh thái lý tưởng cho du khách. Nhiều điểm du lịch sinh thái được xây dựng tại đây để đón tiếp du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

+ Cồn Tiên thuộc xã Tiên Long huyện Châu Thành với diện tích 7 ha. Cồn Tiên có bãi cát dài và đẹp. Hàng năm vào mồng 5 tháng 5 âm lịch có hàng vạn người đến tắm, vui chơi, thưởng thức trái cây.

+ Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong thuộc huyện Giồng Trôm, có chiều dài 8,3km, rộng 1,2 - 1,5km. Diện tích 1.284 ha nằm trên sông Hàm Luông, cách thị xã Bến Tre khoảng 10 km về hướng Đông. Những vườn dừa với nhiều chủng loại ngon như dừa xiêm, dừa dứa... đan xen với vườn cây ăn trái giúp du khách hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ, êm ả của vùng sông nước với người dân sống hiền hòa, mến khách.

+ Vùng du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành rất cuốn hút du khách

bởi sự mộc mạc, đậm đà của một làng quê Việt Nam với bạt ngàn vườn cây trái ven sông. Vừa tham quan những điểm du lịch miệt vườn, thưởng thức

hương vị cây trái, du khách còn nghe ca nhạc tài tử, ngắm đom đóm về đêm, đi xe ngựa, xuồng chèo, tham quan mô hình ruộng lúa nước, sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu bằng tay từ nguyên liệu của cây dừa và nguyên liệu khác; đặc biệt được hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên với những người dân bản địa ở tấm lòng nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách. Lượng khách trong nước và quốc tế ngày một tăng nên nhiều điểm du lịch tập trung nơi đây.

+ Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ có diện tích 67 ha, thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, cách thị xã Bến Tre khoảng 25km, nằm trong khu bảo tồn vườn chim Vàm Hồ, có hệ sinh thái đặc sắc của vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho rừng ngập mặn. Với điều kiện tự nhiên môi trường thích hợp, được phù sa bồi lấp, Vàm Hồ có hàng vạn cá thể chim, cò tụ tập sinh sống tự nhiên, nhiều loại thú hoang dã, thủy sinh vật có giá trị. Khu du lịch này đã đầu tư xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, bãi cắm trại, sân sinh hoạt dã ngoại... phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và nghỉ ngơi cho nhiều du khách. “Khách đến sân chim vào buổi chiều khi mặt trời sắp lặn sẽ được nghe bản “giao hưởng” thú vị của hàng ngàn con chim đủ loại từ các nơi bay về ríu rít bên nhau sau một ngày kiếm ăn khắp chốn và cả tiếng kêu của những con vạc chuẩn bị vỗ cánh đi kiếm ăn vào ban đêm” [26, tr.1298].

+ Bến Tre có rất nhiều cồn và bờ biển với sức quyến rũ lạ kỳ để phát triển du lịch. Huyện Thạnh Phú có biển Thạnh Phong, Thạnh Hải; huyện Bình Đại có biển Thừa Đức, biển Thới Thuận đem lại thu nhập các nguồn lợi thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như con nghêu ở xã Thới Thuận có thương hiệu; huyện Ba Tri có biển Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, với Cồn Hố hứa hẹn nhiều tiềm năng.

+ Làng hoa kiểng Chợ Lách được nhiều người biết đến qua nghề sản xuất cây giống, trồng hoa kiểng, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới; cung cấp phần lớn các loài cây giống, hoa kiểng

rất được ưa chuộng trên toàn quốc, được chọn làm nơi tổ chức ngày Hội trái cây ngon - an toàn hàng năm của tỉnh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trở thành một trong những điểm tham quan mát mẻ, cây xanh nghệ thuật.

+ Làng nghề bánh tráng, bánh phồng: “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” ở huyện Giồng Trôm đã được nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ với bề dày truyền thống trên 50 năm, được giữ gìn và phát huy giá trị của loại bánh ngon, béo, đậm sắc thái Nam Bộ.

+ Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa. Các thành phần của cây dừa: thân, cọng, vỏ, gáo dừa được tận dụng làm ra hàng nghìn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, được du khách ưa chuộng như túi xách, ví, kẹp tóc, đèn ngũ, hộp nữ trang, lọ hoa, chiếc thuyền…; trở thành nghề thủ công đặc trưng, tập trung nhiều ở cồn Phụng, Hưng Phong.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn * Dân cư, dân tộc

Đến cuối thế kỷ XVII, cũng như toàn vùng Đồng Nai - Gia Định, vùng đất Bến Tre về cơ bản là vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Những người Việt đến Bến Tre trong những năm cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII hầu hết là những người ở các tỉnh miền Trung. Họ đến bằng đường biển, theo các cửa sông: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông vào định cư trước tiên ở những vùng đất cao.

* Các di tích lịch sử - cách mạng

Bến Tre có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị nhân văn, được cả nước biết đến như bảo tàng, bia mộ, đài tưởng niệm các anh hùng, nhân sĩ trí thức yêu nước: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định, Trương Vĩnh Ký, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản... và các địa danh nổi tiếng: làng du kích xã Định Thủy, “nôi” phong trào Đồng Khởi những năm 1960 với đội quân tóc dài “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, khu di tích Vàm Khâu Băng,…

Các di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu của Bến Tre được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, bao gồm:

+ Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, được coi là một trong những điểm tài nguyên nhân văn quan trọng nhất của tỉnh, vì cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông đã để lại nhiều tác phẩm rất có giá trị về giáo dục lòng yêu nước, trung hiếu, tiết nghĩa... Bến Tre đã chọn ngày 1 tháng 7 (ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu) để tổ chức Lễ hội truyền thống văn hóa hàng năm của tỉnh .

Khu mộ đã được mở rộng thành khu di tích có qui mô lớn nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống.

+ Di tích lịch sử Đồng Khởi tại xã Định Thủy, huyện Mõ Cày, nơi nổ ra phát súng đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960 trong toàn tỉnh, sau đó mở rộng ra toàn miền Nam. Nơi đây hiện trưng bày nhiều hiện vật và hình ảnh minh chứng cho hào khí của phong trào. Việc đầu tư xây dựng, tôn tạo làng du kích Định Thủy với chương trình “Một ngày làm du kích” được xem là một trong những điểm giáo dục truyền thống, có sức hấp dẫn cao với du khách trong và ngoài nước.

+ Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, được xây dựng từ năm 1861 dưới triều Tự Đức. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Đây cũng là nơi đã từng là cơ sở che chở, đùm bọc cán bộ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân địa phương.

+ Di tích lịch sử Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam với các di tích Vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn tiếp giáp với biển Đông thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, cách Thị xã khoảng 70 km. Tại vàm

Khâu Băng vào năm 1946, một chiếc thuyền nhỏ lần đầu tiên vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Bác Hồ và Trung ương Đảng, xin Trung ương chi viện vũ khí. Bà Nguyễn Thị Định đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, chở về Bến Tre toàn bộ súng ống, đạn dược, tài liệu và phương tiện tài chính của Trung ương gửi cho Khu 8. Từ đó đến năm 1970, hàng trăm tấn vũ khí được chuyển từ Bắc vào và phân phát khắp chiến trường Nam bộ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Di tích lịch sử Căn cứ cách mạng Y4 tại 2 xã Tân Phú Tây và xã Thành An của huyện Mỏ Cày. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 10 năm 1970 với hàng chục hầm kiên cố, chịu đựng được pháo 105 ly; nhiều công sự chiến đấu và hệ thống hầm bí mật, chỗ làm việc của lãnh đạo Khu ủy. Chính nơi đây đã chỉ đạo những trận đánh lớn vào cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định.

+ Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da đôi tại xã Tân Xuân huyện Ba - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bến Tre, nguyên là hội viên của Chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Sau khi thành lập, chi bộ đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự.

+ Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu trị năm 1848. Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành đã bị hạ. Sau thời gian cầm cự tại đồn Cây Mai, do lực lượng quá chênh lệch ông rút quân về Gò Công cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27 tháng 6 năm 1866 ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà. Sau khi ông chết,

Vua Tự Đức có phong sắc, áo mão và một thanh gươm. Từ năm 1984 nhân dân địa phương đã đem bài vị của ông vào thờ ở Đình Mỹ Thạnh như một vị thần đã có công trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch.

+ Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Trác. Đây là nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn (nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) từ tháng 11 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956 tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam

+ Di tích cuộc thảm sát ở Cầu Hòa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Ngày 10 tháng 01 năm 1947, 2 trung đội lính lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh trú đóng tại ấp Cầu Hòa. Sau khi không tìm thấy Việt Minh, chúng quay ra nổ súng vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, đốt cháy hơn 100 nhà. Đây là cuộc tàn sát có quy mô lớn nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Di tích lịch sử Mộ Cụ Võ Trường Toản tại xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri. Võ Trường Toản là người học rộng, tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gửi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm nên đã tổ chức di dời hài cốt của ông về làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Khu mộ của ông và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, để thờ và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.

* Các công trình văn hóa nghệ thuật

Bến Tre có các đình, chùa, khu lưu niệm được nhân dân tổ chức lễ hội, kỷ niệm hàng năm như Chùa Tuyên Linh, Đình Bình Hòa, Đình Phú Lễ, Đình Tân Thạch, Nhà thờ Cái Mơn, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, Bảo Tàng

Bến Tre, Tượng đài Đồng Khởi, Nhà Cổ Đại Điền, Tòa thánh Cao Đài ban chỉnh… với những kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo, thu hút khách du lịch.

* Các tài nguyên nhân văn khác

Các loại hình nghệ thuật dân tộc của Bến Tre như ca múa nhạc dân tộc, nhạc tài tử cải lương, hát bội, các điệu hò, hát lý, hát ru được nhân dân địa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)