Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 60)

* Cơ sở lưu trú

Số lượng phòng, giường cũng không ngừng phát triển trong các cơ sở lưu trú. Năm 1995, toàn tỉnh chỉ có 4 cơ sở lưu trú với 88 phòng thì đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 11 cơ sở lưu trú với 200 phòng (vượt 68 phòng so với dự báo 1996). Tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng phòng khách sạn đạt 17,84%/năm. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, Năm 2005, Bến Tre có 29 cơ sở lưu trú với tổng số 404 phòng và 696 giường (mục tiêu đề ra trong quy hoạch 1996 cần 228 phòng, vượt 129,5% so với mục tiêu đề ra). Tốc độ tăng trưởng trung bình về số buồng phòng giai đoạn 2000 - 2005 đạt 15,1%/năm.

Bảng 2.2.8. Hiện trạng phát triển hệ thống lƣu trú thời kỳ 1995 - 2008

Đơn vị: Cơ sở Đơn vị tính Năm thực hiện 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Tổng số cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 4 11 29 30 32 37 – Tổng số phòng Phòng 88 200 404 414 508 614 – Tổng số giường Giường 189 382 696 716 963 1.073

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Trước kia, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, chủ yếu thuộc quyền quản lý của nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển đa dạng, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh liên kết trong nước.

Khách sạn vẫn là cơ sở lưu trú đóng vai trò chủ đạo trong việc đón tiếp và phục vụ du khách đến Bến Tre. Đến đầu năm 2009, lượng khách sạn vẫn

chiếm trên 50% tổng số cơ sở lưu trú, còn lại là hệ thống các nhà khách, nhà nghỉ. Bước đầu đáp ứng nhu cầu phục vụ khách đi du lịch về số lượng.

Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú vẫn còn thấp. Đến nay chỉ trên 60 % cơ sở được thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu, 1 cơ sở được thẩm định xếp hạng 3 sao, sản phẩm du lịch Bến Tre chưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách, chưa chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

* Các cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng nhanh của các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống của Bến Tre cũng phát triển khá đồng bộ.

Bảng 2.2.9. Hiện trạng phát triển hệ thống ăn uống thời kỳ 1995 - 2008

Đơn vị: Cơ sở

Cơ sở ăn uống vị tính Đơn

Năm thực hiện

1995 2000 2005 2006 2007 2008

– Tổng số cơ sở

ăn uống Cơ sở 15 20 36 37 38 50

– Tổng số ghế Ghế 1.000 2.500 7.200 8.200 9.200 11.150

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre.

Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar... phục vụ du khách ăn nghỉ tại khách sạn, và phục vụ khách bên ngoài như: Nhà hàng, khách sạn Hùng Vương, Nhà hàng, khách sạn Bến Tre, Nhà hàng Đồng Khởi… với những món ăn dân tộc, Âu, Á... thưởng thức các làn điệu dân ca, đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Tuy nhiên, giá cả ở đây thường cao hơn với những nơi khác, nên đối tượng khách đến các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói.

Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn cũng phát triển với sự tham gia của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Năm 1995,

toàn tỉnh chỉ có 15 cơ sở ăn uống có khả năng phục vụ tối đa 1.000 khách, thì đến năm 2000 số cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch lên đến 20 cơ sở với năng lực phục vụ 2.500 khách và đến cuối năm 2006, có 36 cơ sở dịch vụ ăn uống với số lượng 7.200 ghế. Tốc độ phát triển về số lượng chỗ ngồi phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch đạt 24,5%/năm. Chủng loại đồ ăn - thức uống ở các cơ sở dịch vụ này cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không chỉ cho nhiều loại đối tượng du khách mà còn cho cả người dân địa phương.

Một số nhà hàng lớn của tỉnh như: Nhà hàng Việt - Trung có sức chứa 1.000 khách; Nhà hàng Hàm Luông có sức chứa 800 khách; Nhà hàng Cồn Phụng có sức chứa 600 khách; Nhà hàng Đồng Khởi có sức chứa 500 khách; Nhà hàng nổi Bến Tre có sức chứa 1.200 khách; Nhà hàng khách sạn Hùng Vương có sức chứa 450 khách, Khách sạn Hàm Luông 3 sao, 12 nhà hàng có sức chứa từ 200 - 300 khách đã, đang được nâng cấp khang trang, hiện đại và đang xây khách sạn Việt - Úc, khách sạn Vinashin,…

* Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác

Nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch, Bến Tre đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo và quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Ngành đã tiến hành rà soát lại tất cả các dự án đầu tư đã được phê duyệt, trong đó đáng chú ý dự án phát triển du lịch các xã ven sông huyện Châu Thành, khu du lịch Cồn Phụng; khu vui chơi giải trí Mỹ Thạnh An và khu vui chơi giải trí tại thị xã; khu du lịch làng quê Hưng Phong; khu du lịch vườn chim Vàm Hồ…

Bảng 2.2.10. Hiện trạng phát triển hệ thống điểm du lịch thời kỳ 1995 - 2008 Đơn vị: Điểm Chỉ tiêu Điểm du lịch Thực hiện Kế hoạch 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 – Tỉnh Bến Tre 6 12 32 30 35 40 47 55 + Châu Thành 12 25 23 25 28 30 32 + Thị xã 2 4 4 4 6 8 + Chợ Lách 4 3 5 6 8 8 + Giồng Trôm 1 1 2 2 + Ba Tri 1 2 + Bình Đại 1 1 3 + Mõ Cày + Thạnh Phú

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - văn hóa tại địa phương đang là mô hình kinh doanh du lịch hiệu quả, thu hút nhiều nhà vườn có điều kiện tham gia. Trên địa bàn Bến Tre hiện có 35 điểm du lịch sinh thái như huyện Châu Thành có 25 điểm; huyện Chợ Lách có 5 điểm; thị xã Bến Tre có 4 điểm; huyện Giồng Trôm có 1 điểm, hàng năm thu hút trên 300.000 lượt khách.

* Các điểm vui chơi giải trí bên trong khách sạn: 26 phòng massage, 350 phòng karaoke, và 1 vũ trường được cấp phép (hoạt động không thường xuyên) đáp ứng cầu giải trí của khách du lịch và nhân dân địa phương; 8 phòng họp, hội nghị với 400 ghế; và các dịch vụ đàn ca tài tử tại các khách sạn lớn và các khu điểm du lịch chuyên đề.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 60)