Đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 57)

Đầu tư là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng.

Giai đoạn 2001 - 2005 tổng mức đầu tư của du lịch Bến Tre là 163,862 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 5,657 tỷ; nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là 158,205 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20 điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sửa chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.

Giai đoạn 1996 - 2006, Bến Tre đã tập trung nguồn vốn đầu tư tôn tạo di tích văn hóa gắn kết với phục vụ khách du lịch với tổng số vốn là 12,507 tỷ

đồng ở: khu di tích Nguyễn Đình Chiểu; khu di tích Đồng Khởi; Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định; khu di tích Võ Trường Toản.

Bảng 2.2.7. Nguồn vốn đầu tƣ du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995 - 2008

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 2007 2008 1.Tổng số vốn 17.561 163.862 24.248 41.781 34.3 Trong đó – Nguồn vốn ngân sách

– Nguồn vốn doanh nghiệp 24.248 41

2. Cơ sở vật chất

– Cơ sở lưu trú du lịch 11 29 21

– Co sở ăn uống 10

– Điểm du lịch 3.248 2 13.2

– Hạ tầng du lịch 0.666 0.1

– Quy hoạch - lập quy hoạch

0.115

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Từ đầu năm 2007, có 60 lượt nhà đầu tư nước ngoài và 80 lượt nhà đầu tư trong nước đến Bến Tre tìm hiểu và trao đổi các vấn đề có liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Trong thời gian này, Bến Tre đã cấp mới 5 giấy phép đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 10,5 triệu USD, bằng số dự án và vốn đầu tư nước ngoài của 5 năm trước (1999 - 2004) và đã có 130 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đầu tư 165 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 34 doanh nghiệp xin điều chỉnh tăng vốn lên 53 tỉ đồng, chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Năm 2008, trước nhu cầu lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, các doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch như: Công ty cổ phần thủy sản Ba Lai đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng ở Thừa Đức (huyện Bình Đại), điểm du lịch Phong Phú 3, điểm du lịch Phú Bình (huyện Chợ Lách); Công ty Phước Kiến thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 đề nghị tỉnh Bến Tre cho chủ trương xây dựng khu nghỉ dưỡng tại xã Phú Túc, xây dựng khu thương mại - dịch vụ - du lịch và khu tái định cư An Phú (Châu Thành); Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Vinashin đăng ký đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng Nổi trên sông; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Khởi - Bến Tre phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư điểm du lịch Cồn Qui và khu du lịch sinh thái biển Thới Thuận (Bình Đại). Trước đó, doanh nghiệp tư nhân Điện tử Sanh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng Khu Văn hóa Thể thao Du lịch Lan Vương trên 10 ha tại xã Mỹ Thạnh An và xã Phú Nhuận (thị xã Bến Tre) với nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ẩm thực, văn hóa, lịch sử “một ngày làm du kích ”, phục vụ hàng ngàn khách du lịch. Tổng công ty Lương thực miền Nam và Nhà khách Hùng Vương đã đầu tư xây dựng khách sạn Hàm Luông với 6 tầng, 66 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao được trang trí sang trọng, hiện đại. Sáu tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần kinh doanh du lịch đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp các khu, tuyến, điểm du lịch, đón đầu cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, để tài nguyên du lịch khai thác hợp lý, hiệu quả, phát triển du lịch bền vững, Bến Tre cần tiếp tục đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch với qui mô lớn của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)