Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 74)

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Tỉnh ủy Bến Tre đã chủ trương, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

* Mục tiêu tổng quát của tỉnh Bến Tre trong 5 năm 2005 - 2010: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thoát khỏi tỉnh nghèo, phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

* Mục tiêu cụ thể

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, đưa GDP tăng gấp

2,89 lần so năm 2000, nhịp độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 là 13%/năm, GDP bình quân đầu người đạt trên 950 USD/người/năm. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn theo chiều sâu, bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông lâm ngư 42%, công nghiệp - xây dựng 29% và dịch vụ 29%. Tỷ trọng GDP khối dịch vụ chiếm bình quân 29% vào năm 2006 - 2010 và trên 30%/năm 2015.

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII giai đoạn 2006 - 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2006 ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có bước đột phá về hoạt động du lịch của tỉnh. Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bến Tre đến năm 2020, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc thù của tỉnh như khu du lịch Cồn Phụng, các xã ven sông huyện Châu Thành, Mỹ Thạnh An - Thị xã, Hưng Phong - Giồng Trôm; củng cố và thực hiện các dự án phát triển du lịch của huyện Chợ Lách và Ba Tri. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/năm” [38, tr.3].

* Quan điểm phát triển du lịch của Bến Tre : Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch Bến Tre đặt trong mối quan hệ với các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ nhằm tạo thị trường khách bền vững.

Phát triển du lịch Bến Tre góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán trong tỉnh. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tạo nên sự phối hợp, liên kết chặt chẽ

giữa các cấp, các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, góp phần tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi trường sinh thái v.v.

Bến Tre có điểm xuất phát thấp nên hiện tại tốc độ tăng trưởng có cao hơn mức trung bình của toàn vùng. Khi cầu Rạch Miễu hoàn thành, đưa vào sử dụng ; khu du lịch Cồn Phụng được đầu tư xây dựng đồng bộ, càng hấp dẫn khách du lịch; do vậy tốc độ gia tăng hàng năm sẽ cao hơn. Dự kiến đến 2010 mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 9 - 11%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 8 - 9%/năm; và thời kỳ 2016 - 2020 đạt trung bình khoảng 7 - 8%/năm. Như vậy, đến năm 2010 Bến Tre có thể đón được khoảng 285 - 300 ngàn lượt khách nội địa (cả nước là 20 triệu); năm 2015 đạt khoảng 420 - 490 ngàn lượt khách (cả nước là 24,5 triệu); và đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 600 - 700 ngàn lượt khách (cả nước là 30 triệu).

Theo cách tính toán, ngành du lịch Bến Tre cần đầu tư trong thời kỳ đến 2010 là 420 tỷ đồng theo phương án 1; 450 tỷ đồng theo phương án 2 và theo phương án 3 là 490 tỷ đồng. Thời kỳ này một mặt, đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có; mặt khác, tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Thời kỳ 2011 - 2020, toàn ngành du lịch của tỉnh cần số vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng theo phương án 1; 3.580 tỷ đồng theo phương án 2 và khoảng 4.034 tỷ đồng theo phương án 3. Đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với Bến Tre.

Theo phân tích quy hoạch của tỉnh Bến Tre, trong các phương án về lượng khách, đầu tư, khách sạn, nhà hàng... thì các phương án 2 có tính khả thi hơn, vì nó vừa với hiện trạng, lại có nỗ lực vươn lên để đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch Bến Tre trong những giai đoạn tiếp theo.

Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước (vốn của tỉnh và hỗ trợ của trung ương), vốn vay ODA chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng

trong các khu du lịch; cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường; cho công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch... Vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... cần huy động từ các nguồn khác như vốn của các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, nguồn vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết v.v... Theo hướng này, cần hợp tác và liên kết chặt chẽ với các tỉnh phụ cận có ngành du lịch phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cần ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, các khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình hoạt động cần nhiều vốn (khu du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp thị xã Bến Tre; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Phụng). Dự kiến nguồn vốn tích lũy của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chiếm khoảng 35 - 40% tổng nhu cầu vốn, và các nguồn vốn khác.

Đối với Bến Tre, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch nói chung còn đơn sơ hơn, nên dự kiến tỉ lệ ICOR du lịch cho Bến Tre là 3,2 cho thời kỳ đến 2010; 3,0 cho thời kỳ 2011 - 2015 và 2,8 cho thời kỳ 2016 - 2020.

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Bến Tre từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình.

Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2010 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên. Dự kiến đến năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 1,2 ngày và khách nội địa vào khoảng 1,3 ngày; đến năm 2015 các chỉ tiêu tương ứng là 1,4 ngày và 1,5 ngày; đến năm 2020 là 1,7 ngày và 1,9 ngày.

Theo tính toán của Tổ chức Du lịch thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất sử dụng phòng trung bình phải đạt trên 50%/năm. Do vậy,

công suất sử dụng phòng trung bình năm của hệ thống khách sạn ở Bến Tre cần đạt 55% vào năm 2010; 60% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020.

Theo xu hướng chung hiện nay thì khách du lịch nội địa thường đi theo gia đình, theo nhóm... nên số người nghỉ trong một phòng, hoặc một căn hộ thường là 3 - 4 người. Chính vì vậy, trong định hướng xây dựng khách sạn cần chú trọng đến các căn hộ cho đối tượng du lịch là các gia đình, nhóm bạn bè v.v... Còn đối với khách quốc tế thì xu hướng chung là đi theo tour, nên trung bình một phòng thường lưu trú 2 khách.

Bảng 3.1.1. Dự báo nhu cầu khách sạn của Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn 2020

Đơn vị tính: Phòng

Phƣơng án Nhu cầu khách sạn 2010 2015 2020

Phương án 1

Nhu cầu cho khách quốc tế 680 1.150 1.900 Nhu cầu cho khách nội địa 570 950 1.600

Tổng cộng 1.250 2.100 3.500

Phương án 2

Nhu cầu cho khách quốc tế 720 1.280 2.100 Nhu cầu cho khách nội địa 600 1.020 1.800

Tổng cộng 1.320 2.300 3.900

Phương án 3

Nhu cầu cho khách quốc tế 770 1.400 2.300 Nhu cầu cho khách nội địa 630 1.100 2.000

Tổng cộng 1.400 2.500 4.300

Công suất sử dụng phòng trung bình (%) 55,0 60,0 65,0

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch

Ngoài số lượng phòng khách sạn cần thiết như dự báo ở trên cho khách lưu trú qua đêm, cần thiết phải tổ chức thêm các dạng lều trại, camping,

bungalow... theo kiểu dáng dân tộc ở các điểm du lịch trọng điểm cho khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi tham quan trong ngày.

* Nhu cầu lao động:

Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,7 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,2 lao động gián tiếp).

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 74)