chức quản lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế
2.2.1.1. Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào du lịch
Hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre ngày càng thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh và sản phẩm du lịch. Sự đa
dạng đó đã khai thác được các nguồn lực, lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương, nâng cao được chất lượng, thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.
Trước kia, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh đầu tư trong nước..., tạo nên những những sắc thái riêng ở từng loại hình doanh nghiệp.
Bảng 2.2.1. Hiện trạng hệ thống cơ sở lƣu trú phân theo các thành phần kinh tế (tính đến 31/12/2008).
Đơn vị: Cơ sở
Loại hình cơ sở lưu trú Thuộc sở hữu Số cơ sở
1. Khách sạn Doanh nghiệp độc lập 12
Thuộc doanh nghiệp khác 4
Tổng số khách sạn 16 2. Nhà khách Doanh nghiệp độc lập 3 Tổng số nhà khách 3 3. Nhà nghỉ Doanh nghiệp độc lập 9 Hộ kinh doanh cá thể 2
Thuộc doanh nghiệp khác 7
Tổng số nhà nghỉ 18
Tổng số cơ sở lưu trú 37
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre
Trong 37 cơ sở lưu trú, có 1 khách sạn (Khách sạn Hàm Luông) và 3 nhà khách (Nhà khách Tỉnh ủy, Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh, Nhà khách Công an tỉnh) thuộc quyền quản lý của Nhà nước; các cơ sở lưu trú còn lại thuộc doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất quản lý du lịch trên toàn địa bàn, vừa phát huy vai trò kinh tế nhà nước trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch, đồng thời phát huy nguồn lực đầu tư ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Chính sự đa dạng hóa trong thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu khác nhau ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Nhờ vậy, Bến Tre đã thu hút nhiều dự án đầu tư kể cả đầu tư nước ngoài, khai thác được nhiều nguồn lực về vốn, kỹ thuật, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, cải thiện đời sống người dân địa phương.
Giai đoạn 2001 - 2005 tổng mức đầu tư là 163,862 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 5,657 tỷ; nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là 158,205 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20 điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sửa chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.
Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ở Bến Tre còn tự phát, rời rạc, qui mô nhỏ, thiếu tính tổ chức cao và liên kết liên doanh chặt chẽ, chưa tạo nên những sản phẩm và loại hình kinh doanh du lịch hoành tráng, ấn tượng mạnh mẽ.
2.2.1.2. Hoạt động các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch ở Bến Tre
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp du lịch như Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Công Đoàn tiến hành khảo sát tại các điểm, khu, tuyến du lịch và nghiên cứu thị trường. Đến nay, đã xây dựng được một số chương trình du lịch đưa vào khai thác có hiệu quả:
Trên 10 chương trình tham quan du lịch tại: Vĩnh Thành, Chợ Lách, Tân Thạch, Quới Sơn, Phú Túc, An Khánh, Mỹ Thạnh An, Giồng Trôm, Ba
Tri, Bình Đại... Các sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan du lịch sinh thái nhà vườn, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề. 12 chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương trong nước nhằm tăng cường khả năng liên kết khai thác du lịch. Đến nay, Du lịch Bến Tre đã phối hợp gửi khách đến các thị trường trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Tây Nguyên, Nha Trang và 6 chương trình du lịch quốc tế đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Các doanh nghiệp du lịch đã tiến hành nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa danh, các di tích văn hóa - lịch sử để đưa vào mở rộng các tour, tuyến du lịch. Tăng cường liên doanh, liên kết, với các doanh nghiệp, các hộ gia đình nhằm tạo, tạo sản phẩm mới, tăng nguồn khách
Nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng đường sá đến các điểm du lịch ven sông thuộc huyện Châu Thành; đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch làng quê Hưng Phong; nâng cấp hạ tầng giao thông, điện nước xã Mỹ Thạnh An để kết hợp phát triển kinh tế dân sinh và du lịch; xây dựng khách sạn 4 sao Việt - Úc với 120 tỷ đồng; đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao Hàm Luông; nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh. đầu; điểm du lịch Rạch Xếp; nâng cấp, phát triển dịch vụ du lịch tại khu du lịch Cồn Phụng…
Trong tương lai, các dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, hỗ trợ, lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách, lữ hành (quốc tế và nội địa), các hoạt động vui chơi giải trí tiếp tục được đa dạng hóa và đi vào chiều sâu.
* Tổ chức các lễ hội. Các lễ hội của Bến Tre đều tổ chức hàng năm với qui mô và lượng du khách ngày càng tăng thêm.
“Lễ hội Dừa tại Bến Tre từ 13/1 đến 19/1/2009 đã thu hút 154.000 lượt người ngày/đêm. Lượng khách tham quan nhiều đã giúp cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, thi đấu, hội thi ẩm thực, trò chơi dân
gian… kèm theo trong Lễ hội đều đạt thành công mỹ mãn; đồng thời hoạt động kinh doanh của các đơn vị tham gia cũng thành công về doanh số với doanh số toàn Lễ hội là 50 tỷ đồng. Các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) đạt tỷ lệ sử dụng phòng trên 90%” [43, tr.1].
Thành công của lễ hội đã tạo tiếng vang và có sức lan tỏa xa, được các phương tiện thông tin đại chúng như VTV1, VTV4 phát sóng cả trong và ngoài nước. Chủ trương của tỉnh Bến Tre là sẽ tổ chức Lễ hội Dừa thành lễ hội hàng năm mang đậm dấu ấn văn hóa của tỉnh; đồng thời tỉnh sẽ quyết tâm xây dựng, nâng lễ hội này lên thành lễ hội quốc gia. Đây là một sự kiện văn hóa lớn, hòa huyện cùng các lễ hội khác trong năm của tỉnh nhằm thu hút khách tham quan du lịch gần xa.
Ngày Hội trái cây ngon hàng năm (mùng 5 tháng 5 âm lịch từ 28/5 - 31/5/2009 dương lịch) lần thứ IX tại Bến Tre rất thành công, đã thu hút lượng khách tham quan nhiều hơn so với năm 2008 là 120.000 lượt người, tiêu thụ được 20.000 tấn trái cây với mẫu mã, chất lượng tốt hơn.
2.2.1.3. Các hình thức tổ chức và quản lý du lịch
Ngành Du lịch Bến Tre đã có những đổi mới quản lý và phát triển theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến quản lý về du lịch (Quy chế các khu, tuyến điểm du lịch, xây dựng các công trình du lịch v.v…tạo thêm cơ sở pháp lý để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; phối hợp liên ngành, liên vùng (với Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện quy hoạch, giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên tự
nhiên, quản lý sử dụng ruộng đất, kết cấu hạ tầng, nghiên cứu thị trường, ngăn ngừa dịch bệnh.
Về nhân sự, bộ máy quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre hiện nay, định biên chỉ có 3 cán bộ (trước đây Sở Thương mại và Du lịch có 5 cán bộ). Tuy nhiên, hiện tại các huyện đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý về du lịch và bố trí 1 cán bộ để thực hiện công tác này. Vì vậy, để tăng cường quản lý về du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên trách ở các huyện nhằm phát huy tốt các nguồn lực.