Nhóm giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 88)

Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch ở Bến Tre còn chậm so với tiềm năng có phần do công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được triển khai rộng khắp và hiệu quả.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển du lịch ở Bến Tre trong thời gian tới, cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch; hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa; tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để thu hút khách du lịch, nguồn vốn đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Cần có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại.

Chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức như: thiết lập đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm và phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại của đất nước và tranh thủ hợp tác quốc tế để tuyên truyền quảng bá về đất nước con người và du lịch Bến Tre, tăng cường tổ chức các chiến dịch phát động thị trường.

Củng cố nội lực và đẩy mạnh xúc tiến để thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế, gia nhập Chi hội PATA Việt Nam để học hỏi, nắm bắt thông tin thị trường khách, quảng bá cho du lịch.

Xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về tài nguyên phong phú, đa dạng của du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối quan trọng về giao thông, giao lưu thuận lợi.

Xác định các kênh thông tin tới khách hàng: các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu Bến Tre cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...), hỗ trợ việc xây dựng các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long, tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch, xây dựng trung tâm du lịch, nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Bến Tre (tiến tới có thể đặt phòng, mua tour qua mạng, phát huy lợi thế của thương mại điện tử).

Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh du lịch tại các trung tâm du lịch trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ... tiến tới kết hợp với các cơ quan, tổ chức (ngoại giao, hàng không, thương vụ...) mở văn phòng đại diện tại Campuchia, Lào, Thái Lan... khi có nhu cầu thị trường.

Tăng cường liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để nối tuyến du lịch. Quan hệ các đơn vị kinh doanh du lịch có tiềm năng ở trong và ngoài nước, tạo bước đột phá trong kinh doanh lữ hành quốc tế. chú ý các thị trường Trung Quốc, Nhật, khối ASEAN, châu Âu, Mỹ, v.v…

Tham gia tích cực các hoạt động hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch.

Tranh thủ Tổng cục Du lịch, Cục Xúc tiến du lịch để quảng bá và kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch. Liên kết các tổ chức xúc tiến du lịch, các đơn vị lữ hành quốc tế, các đoàn Famtrip để tổ chức, tham gia các đoàn ra đoàn vào nhằm khảo sát, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch của Bến

Tre, đồng thời học tập kinh nghiệm quản lý và công nghệ phát triển du lịch thế giới.

Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu, băng hình, băng nhạc về cảnh quan thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử, làng nghề, lễ hội… của Bến Tre trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, trang web…) một cách thường xuyên, rộng rãi, đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

Cách quảng bá, tiếp thị tốt nhất vẫn là du khách sau khi đi du lịch về tuyên truyền, giới thiệu cho người thân và bạn bè gần xa. Muốn vậy, sản phẩm du lịch phải độc đáo, đa dạng, chất lượng và phương thức phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)