Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 73)

* Mục tiêu tổng quát của Du lịch Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững làm cho “du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2010 đưa Du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

* Mục tiêu cụ thể của Du lịch Việt Nam là tăng cường thu hút khách du lịch. Năm 2010 đón 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa; nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch đạt 6,4 % GDP của cả nước, kết hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ; xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội để đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội.

Về quan điểm phát triển, Du lịch Việt Nam với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược và phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202].

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các loại hình du lịch miệt vườn, sinh thái, du lịch biển, đảo… gắn với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch liên vùng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ” [37, tr.316].

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)