trường du lịch
Tài nguyên du lịch được coi là mục đích đi du lịch của du khách; là “vật hút” du lịch và là nguồn lực nền tảng quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.
Có thể nói, lợi thế tài nguyên du lịch là tiền đề cơ bản, là yếu tố đầu tiên để lựa chọn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước hay mỗi tỉnh, thành phố. Nhiều nước trên thế giới như Indonexia, Philippin, Singapore... nhờ biết tập trung đầu tư khai thác lợi thế tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý... đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, thực hiện thành công ngành kinh tế mũi nhọn.
“Thực tế tại Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các địa phương, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc, có mức độ tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý theo hướng tiết kiệm, bền vững sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngược lại các địa phương, các quốc gia tuy có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, đặc sắc nhưng không được quy hoạch, khai thác, bảo vệ hợp lý, tiết kiệm sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp” [42, tr.3].
Tài nguyên du lịch tại Bến Tre tuy không có những danh lam thắng cảnh hoành tráng với những kiến trúc thẩm mỹ độc đáo “có một không hai” như ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, tại Bến Tre đều có những cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của miền sông nước miệt vườn, hệ sinh thái lý tưởng và các di tích lịch sử - văn hóa được nhiều du khách biết đến và mến chuộng.
Phần lớn khách đến du lịch tại Bến Tre đều tập trung ở loại hình du lịch sinh thái, lữ hành, nghỉ dưỡng... Điều đó cho thấy tài nguyên du lịch thiên nhiên có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Trong hiện tại, môi trường không khí ở Bến Tre còn khá trong lành, do chưa chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, gần đây các khu công nghiệp mới được hình thành (khu công nghiệp Giao Long) cùng với tiến trình đô thị hóa, nếu xử lý không tốt nguồn chất thải sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở Bến Tre phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Do
vậy, vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch là yêu cầu cơ bản, cấp thiết của các ngành, các cấp các cộng đồng dân cư cả về nhận thức và hành động thực tế.
Việc khai thác hợp lý và tôn tạo các di tích là quá trình giữ gìn và phát huy những sản phẩm du lịch có giá trị về văn hóa, lịch sử cả trước mắt và lâu dài. Các công trình, di tích lịch sử như Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Di tích lịch sử Đồng Khởi, Vàm Khâu Băng (nơi tiếp nhận vũ khí từ Bắc vào Nam), Y4... đầu tư chưa nhiều, công trình chưa hoành tráng nên lượng du khách tham quan chưa nhiều và lâu nên việc tập trung đầu tư tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hóa là hết sức cần thiết, bổ ích. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc... phát huy những giá trị lịch sử quý báu vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.
Việc tu bổ các di tích cần phải đảm bảo các yêu cầu cấu trúc hợp lý, nghệ thuật; cấu trúc nào giữ nguyên, cấu trúc nào bổ sung, tôn tạo, nâng cấp; không để di tích bị hư cấu, mất giá trị và ý nghĩa của sản phẩm du lịch, nhất là giá trị nhân văn của di tích. Quá trình tu bổ, tôn tạo di tích được tốt, thu hút được nhiều du khách sẽ góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác như điêu khắc, hội họa, điện, nước, giao thông, nhà nghỉ, khách sạn... cùng phát triển, vì có khi khách du lịch cần ở lại, nghỉ đêm mới thưởng thức hết giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích. Tất nhiên, để đảm bảo du khách hiểu rõ ý nghĩa giá trị, tính nhân văn của lịch sử, đòi hỏi đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải am tường, thấu hiểu nội dung, giá trị nghệ thuật của từng khu di tích, từng điểm đến với sự trình bày nghệ thuật, lô gíc, lịch sử, khoa học của một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn chế, trong quy hoạch phát triển du lịch, phải tính đến công trình, di tích nào trùng tu, tôn tạo trước, tránh tự phát; đặc biệt là luôn luôn tranh thủ nhiều nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động, vốn đầu tư, viện trợ của nước ngoài v.v...
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia và nhiều địa phương muốn phát triển du lịch nhưng lại thiếu tài nguyên vốn có, do vậy luôn cần phải tạo tài nguyên mới để tìm cơ hội hấp dẫn du khách, tạo cơ sở để phát triển du lịch, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
Tạo tài nguyên mới được hiểu là những loại tài nguyên do con người thuộc thế hệ hiện tại dựa trên cơ sở của tài nguyên tự nhiên, các điều kiện tự nhiên, các nguồn lực kinh tế - xã hội và nhu cầu du lịch để tạo ra như : công viên chủ đề, công viên giải trí, công viên dã ngoại, các công trình kiến trúc nhà cửa, các trung tâm thương mại, các khu du lịch, các viện bảo tàng, các kết cấu hạ tầng... và khai thác chiều sâu các loại tài nguyên sẵn có cũng là một cách quan trọng để làm mới tài nguyên du lịch.
Nguồn tài nguyên du lịch Bến Tre trong hiện tại chưa hoành tráng và phong phú. Vì vậy, gắn với trùng tu, tôn tạo phải tạo mới tài nguyên du lịch để hấp dẫn du khách thông qua những cơ chế tác động để thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ chiến lược trong việc hoạch định và xây dựng các công trình, sản phẩm có nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa, lịch sử và nghệ thuật lớn.
Xét trên góc độ khác, nhiều tỉnh, thành trong cả nước như thành phố Huế, Hà Nội, Hải Phòng... đã thành công rất nhiều trong việc tổ chức hoành tráng các lễ hội, thu hút rất nhiều lượng du khách. Bến Tre bước đầu cũng đã tổ chức thắng lợi các lễ hội như : Lễ hội Dừa, Ngày hội trái cây ngon - an toàn, Lễ hội cúng Ông, Kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi... thu hút với lượng lớn du khách thập phương. Do đó, bên cạnh việc giữ gìn môi trường sinh thái không để bị ô nhiễm, Bến Tre cần chú trọng các hình thức tổ chức lễ hội, tôn tạo những hình ảnh đặc thù về các khu di tích lịch sử, văn hóa địa phương gắn với các hình thức sinh hoạt vui chơi giải trí đa dạng, linh hoạt.
Thực hiện xã hội hóa du lịch trong đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Đẩy mạnh sự phối hợp của các ngành, sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy
và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre gắn chặt với các địa phương có khu di tích và nâng cao ý thức cộng đồng của dân cư.
Việc tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Môi trường du lịch bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn mà trong đó du lịch tồn tại và phát triển. Chính môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, khả năng thu hút du khách, sự tồn tại và phát triển của du lịch.
Với tốc độ quá nhanh của hoạt động du lịch không đi kèm với việc quản lý, bảo vệ tài nguyên cân đối, hợp lý, nghiêm ngặt nên một số nơi, khu vực có tài nguyên bị xuống cấp nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm về nguồn nước, không khí làm tổn hại đến hệ sinh vật tự nhiên, tài nguyên đất bị suy thoái... từ các chất thải của phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng lưu niệm, thiếu ý thức của du khách và người dân, các bệnh dịch tả, thương hàn, kiết lỵ, AIDS, Sars, H1N1... ảnh hưởng đến việc thu hút và khả năng quay trở lại của khách.
Kế hoạch và cơ chế phải phù hợp với việc tôn tạo, khai thác, các tài sản tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu di tích, thắng cảnh không bị xâm hại mà còn được nâng cấp và được bài trí tốt. Cần có những biện pháp rất chủ động trong quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời với xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên môi trường với chế độ thưởng - phạt rõ ràng, minh bạch.
Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và xã hội cho du khách và cộng đồng dân cư thông qua nhiều hình thức.
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ được môi trường; huy động sự tham gia đóng góp của các cộng đồng dân cư,
doanh nghiệp, hiệp hội, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
Củng cố các Ban quản lý các khu, điểm, di tích văn hóa - lịch sử; thực hiện quy hoạch du lịch đúng đắn, phù hợp với số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch cùng các nguồn lực khác của các điểm, khu du lịch, không làm thay đổi tài nguyên.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch phải đi đôi với việc theo dõi, giám sát quản lý các hoạt động kiến trúc xây dựng bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và kinh doanh du lịch ở các điểm, khu du lịch.
KẾT LUẬN
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích về nhiều mặt trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, và là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới trên đất nước Việt Nam với quan hệ quốc tế được mở rộng, cùng với những phương tiện kỹ thuật giao thông hiện đại, tài nguyên phong phú, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một tăng, mở ra nhiều triển vọng mới để du lịch các tỉnh, thành của Việt Nam phát triển.
Bến Tre - một vùng đất luôn được phù sa bồi đắp, cây trái sum suê, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên của vùng sông nước miệt vườn, cùng với truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, xây dựng xã hội mới, trọng nghĩa nhân... đã hội tụ những tiềm năng khá độc đáo cho du lịch Bến Tre phát triển, nhất là du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.
Hơn 10 năm qua, du lịch Bến Tre đã đạt được những thành tựu nhất định trong khai thác tiềm năng, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong kinh doanh và phát triển du lịch, đem lại nhiều lợi ích trong tăng doanh thu du lịch, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy vậy, tiềm năng tài nguyên du lịch Bến Tre mới bước đầu được khai thác; kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, nước sinh hoạt chưa đảm bảo yêu cầu, cùng với những sản phẩm và loại hình kinh doanh du lịch đơn điệu, chưa phong phú, hấp dẫn; sự thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp qui mô lớn, tầm cỡ chưa nhiều;
lượng khách và doanh thu du lịch vẫn còn những bỏ ngỏ, chưa tương xứng với tiềm năng
Đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của du lịch Bến Tre trong thời gian qua để có những mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển du lịch thiết thực, khả thi trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, cả trước mắt và tương lai.
Những phương hướng, giải pháp đúng đắn, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả trong phát triển du lịch như: tổ chức quản lý tốt các loại hình, doanh nghiệp kinh doanh du lịch; chính sách thu hút vốn đầu tư; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch; tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch... cùng với tổ chức thực hiện thành công các hoạt động du lịch đều đem lại những thành tựu và lợi ích to lớn trong quá trình phát triển du lịch Bến Tre.
Khai thác đúng các tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế các nguồn lực, tận dụng đúng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh du lịch Bến Tre phát triển toàn diện, đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, Bến Tre trở thành điểm hẹn du lịch mới của nhiều du khách trong nước và quốc tế, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế, góp phần to lớn trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lê Anh (2008), “Bàn về thống kê doanh thu du lịch Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 4, (130).
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII.
3. Đặng Kim Chi (2007), “Xử lý rác thải tại các làng nghề”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3).
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị quyết số 45-CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch.
5. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010” (2002), Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8).
6. Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (2009), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/1994), Chỉ thị số 46–CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Thông báo số 85-TB/TW về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức (2/2008), “Về với sắc màu Trà Vinh”, Tạp chí Du lịch Việt
13. Nguyễn Đình Hòa (10/2008), “Phát triển du lịch cộng đồng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (136).
14. Nguyễn Đình Hòa (2009), “Thử nhận diện du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
15. Hoàng Văn Hoan (11/2000), “Khép kín quy trình làm việc của lao động trong kinh doanh du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam.
16. Ngô Tất Hổ (2000), (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch),
Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nxb. Khoa học Bắc Kinh.