Đánh giá chung về hiện trạng phát triển của du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 67)

2.2.8.1. Kết quả

- Hoạt động du lịch Bến Tre đã có bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, vai trò và hiệu

quả nhiều mặt của việc đầu tư phát triển du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch không còn là trò “vui chơi vô bổ” mà du lịch đã thực sự góp phần tăng thu ngân sách, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống một bộ phận dân cư; có xã đã xây dựng và phát triển trên 10 điểm du lịch.

- Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bến Tre các năm qua đều tăng rõ rệt: 13, 14% năm. Doanh thu du lịch đến nay đạt mức trên 158,47 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 22,5%. Những điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bước đầu được cải thiện, trong đó tốc độ tăng trưởng buồng phòng khách sạn trên 15,1%/năm. Đội ngũ lao động ngành du lịch phát triển về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển du lịch.

- Thu nhập xã hội thông qua hoạt động du lịch và doanh thu du lịch không ngừng tăng lên, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra, góp phần giải quyết mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- 100% xã đều có lưới điện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ phát triển nhanh và hệ thống bưu chính viễn thông phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nội tỉnh, ngoại tỉnh và quốc tế.

- Quy hoạch du lịch tổng thể và các khu du lịch trọng điểm với các đề án phát triển du lịch nhằm định hướng cho phát triển du lịch Bến Tre đã được triển khai, tạo cơ sở cho việc kêu gọi các dự án đầu tư hạ tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Các doanh nghiệp, chủ cơ sở đến năm 2008 đã xây dựng được 40 điểm tham quan du lịch và năm 2009 lên đến 47 điểm du lịch với qui mô, chất lượng ngày càng tăng và một số dự án quy hoạch đã khai thác đạt hiệu quả. Bước đầu tạo dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn như: vườn cây ăn

trái, các vườn hoa, cây cảnh, các khu di tích văn hóa - lịch sử, và các dịch vụ du lịch như: đò chèo, du thuyền trên sông, xe ngựa,…

- Một số nhà đầu tư đã vào khảo sát, đã và đang xây dựng các dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với qui mô lớn như: Khách sạn Hàm Luông; Khách sạn 3 sao Việt - Úc với 120 tỷ đồng; khu du lịch Phú Bình 36 ha, 43 tỷ đồng; khu du lịch Thừa Đức 6,3 ha, 15 tỷ đồng; khu du lịch Lan Vương trên 10 tỷ, khu du lịch An Phú 100 ha, 50 tỷ đồng; khu du lịch Rồng Vàng; khu nghỉ dưỡng Phú Túc 7 ha, 10 tỷ đồng và nhiều khu, điểm, tuyến du lịch khác.

- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch bước đầu được chú trọng. Đáng chú ý là việc xây dựng trang thông tin điện tử về thương mại du lịch của tỉnh, xây dựng ấn phẩm “Chào đón du khách đến với Bến Tre”...

* Nguyên nhân của các thành tựu

- Pháp lệnh Du lịch (1999), Luật Du lịch (2005), Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan, cùng với hệ thống văn bản pháp qui từng bước hình thành, bổ sung tính hợp lý, khắc phục những bất cập, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia kinh doanh lĩnh vực du lịch được rộng rãi và mạnh mẽ.

- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre luôn có sự quan tâm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời hoạt động du lịch như ban hành Quy hoạch phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những định hướng và giải pháp thực hiện thích hợp, nhất là việc thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch cùng với các chính sách đòn bẩy và tổ chức bộ máy.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã chủ trương xã hội hóa du lịch, thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh lĩnh vực du lịch, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, trong đó đầu tư từ nguồn vốn ngân sách được

xem là sự “châm ngòi” cho phát triển du lịch. Nhờ vậy, giai đoạn 2001 - 2005 mức vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tại Bến Tre tăng gấp 9,3 lần so với 5 năm trước, và tăng mạnh hơn từ năm 2007 đến nay, trở thành đòn bẩy, động lực quan trọng cho phát triển du lịch bền vững.

- Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre đã tiến hành rà soát, củng cố bộ máy làm công tác du lịch và đến năm 2005 đã thành lập Phòng Du Lịch.

- Các huyện, thị xã đều có nghị quyết về phát triển du lịch với các đề án phát triển du lịch hàng năm; từng lúc sơ kết, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh bổ sung chỉ đạo phát triển du lịch tại địa phương; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, thúc đẩy cộng đồng dân cư tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Trên cơ sở quy hoạch và chỉ tiêu tỉnh giao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm của ngành và có sự phối hợp với các huyện, thị xã tổ chức thực hiện.

2.2.8.2. Hạn chế

- Nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng chưa đầy đủ ở các ngành, các cấp. Cơ cấu doanh thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp; chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa thật vững chắc. Doanh thu du lịch có sự tăng trưởng nhưng thu nhập của các chủ thể kinh doanh du lịch chưa cao, doanh thu lữ hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu du lịch.

- Các khu, điểm du lịch qui mô nhỏ chưa có những khu du lịch qui mô lớn, hiện đại; ít có những khách sạn đạt tiêu chuẩn sao.

- Các khu di tích văn hóa - lịch sử đã được tôn tạo nhưng vẫn chậm, chưa thu hút nhiều khách du lịch.

- Dịch vụ du lịch chưa phong phú; một số sản phẩm du lịch bị trùng lấp, chất lượng chưa cao, chưa lưu giữ được khách lâu và kích thích chi tiêu mạnh của du khách.

- Nguồn nhân lực du lịch Bến Tre chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn cho sự phát triển; cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ nhưng cũng còn những hạn chế, chưa ngang tầm.

- Sự phát triển của hệ thống hạ tầng vật chất - kỹ thuật chưa theo kịp nhu cầu phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch còn thấp so với mục tiêu biến du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm, thu hút ngoại tệ. Các khu, vùng quy hoạch phát triển du lịch vẫn chưa hoàn chỉnh, còn yếu kém. Hệ thống đường bộ với 1.437 cây cầu, có 18 cầu bê tông có trọng tải trên 12 tấn, số còn lại chủ yếu là cầu sắt, tải trọng thấp, khả năng lưu thông không cao; nhiều điểm du lịch xe khách 45 chỗ không qua được. Hệ thống phà nối tuyến qua tỉnh bạn chưa liên tục về thời gian và độ an toàn (phà Vàm Đồn - tỉnh Trà Vinh). Toàn tỉnh chỉ có một số nơi được cung cấp nước sạch, tập trung ở các đô thị, thị tứ lớn như thị xã Bến Tre, thị trấn Mõ Cày, thị trấn Chợ Lách, Tân Thạch (Châu Thành), Vĩnh thành (Chợ Lách), Tân Phong (Thạnh Phú); các địa phương còn lại, nhân dân sử dụng các nguồn nước tự nhiên như: nước mưa, nước sông, nước giếng (thường bị nhiễm phèn). Nhiều huyện, nguồn nước mặt bị xâm mặn 3 tháng/năm. Các điểm du lịch miệt vườn đa số ở vùng nông thôn, không được cung cấp nước máy, chủ yếu là sử dụng nước mặt trên sông, rạch qua xử lý lắng, lọc đưa vào sử dụng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch.

- Các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường ở các điểm, khu du lịch chưa đủ mạnh, (hệ thống thu gom, chứa và xử lý rác, chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu).

- Cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Việc ban hành một số văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động du lịch còn chậm. Sự phối hợp giữa trung ương và địa phương cũng như giữa các địa phương, các

ban ngành trong tỉnh thiếu chặt chẽ, chưa tạo động lực để hoạt động du lịch phát triển thuận lợi, nhanh lẹ.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội chưa gắn kết chặt chẽ với định hướng phát triển du lịch. Chưa thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiềm lực của các chủ đầu tư còn yếu.

- Chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức khai thác các khu di tích văn hóa - lịch sử kết hợp du lịch, thường chỉ mang tính giáo dục, ít tôn tạo, ít đem lại nguồn thu cho du lịch.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, lực lượng kinh doanh du lịch ít được đào tạo chuyên sâu, thường chỉ được tập huấn ở một số khóa ngắn hạn; sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ít chịu về Bến Tre làm việc, vì thu nhập thấp, qui mô kinh doanh du lịch nhỏ lẻ, nguồn nhân lực chưa phát huy đúng mức

- Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Bến Tre còn hạn chế về kinh phí nên hình ảnh về du lịch Bến Tre chưa được quảng bá rộng rãi và mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, việc thu hút khách du lịch chưa tương xứng với tiềm năng..

Những mặt hạn chế nói trên nếu được quan tâm khắc phục thì chắc chắn trong các giai đoạn phát triển tiếp theo, du lịch Bến Tre sẽ có phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE

3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam và Bến Tre

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam

* Mục tiêu tổng quát của Du lịch Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững làm cho “du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2010 đưa Du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

* Mục tiêu cụ thể của Du lịch Việt Nam là tăng cường thu hút khách du lịch. Năm 2010 đón 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa; nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch đạt 6,4 % GDP của cả nước, kết hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ; xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội để đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội.

Về quan điểm phát triển, Du lịch Việt Nam với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược và phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202].

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các loại hình du lịch miệt vườn, sinh thái, du lịch biển, đảo… gắn với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch liên vùng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ” [37, tr.316].

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Tỉnh ủy Bến Tre đã chủ trương, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

* Mục tiêu tổng quát của tỉnh Bến Tre trong 5 năm 2005 - 2010: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thoát khỏi tỉnh nghèo, phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

* Mục tiêu cụ thể

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, đưa GDP tăng gấp

2,89 lần so năm 2000, nhịp độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 là 13%/năm, GDP bình quân đầu người đạt trên 950 USD/người/năm. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn theo chiều sâu, bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)